Trung Quốc hiện đại không xa lạ gì những thảm họa tự nhiên và thảm họa công nghiệp. Tuy nhiên, vụ va chạm của đoàn tàu cao tốc hôm 23/7 vừa qua khiến cho 40 người chết và 191 người khác bị thương – theo con số chính thức – dường như đã trở thành một vấn đề khác.
Báo giới Trung Quốc và các thường dân đang phản ứng lại cơ quan kiểm duyệt của chính phủ và yêu cầu phải có nhiều thông tin hơn nữa về sự an toàn của hệ thống đường sắt mà chính phủ đã quảng bá là hiện đại nhất thế giới. Những gì còn lại dù muốn hay không cũng bị xem là sự tổn thương, vụ tai nạn đã buộc chính phủ Trung Quốc phải thay đổi thái độ đối với các sự kiện như thế này.
Hiện trường vụ tai nạn xe lửa tại Ôn Châu, Trung Quốc
Hôm thứ sáu tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã quyết định cắt bớt việc đưa tin trong nước về vụ tai nạn sau tuần xã luận sắc bén về giá trị mạng sống của các hành khách và sự tắc trách của chính quyền. Tại cuộc họp báo với bộ đường sắt, các nhà báo đã chất vấn người phát ngôn của bộ trưởng về những vấn đề này.
“Khi một đất nước tham nhũng đến nỗi mà một cuộc đình công được tập hợp một cách cấp tốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra một vụ va chạm tàu hỏa… thì không một ai trong chúng ta được miễn trừ”, một công dân bày tỏ ý kiến trên tờ Sina Weibo.
Những sự chỉ trích rộng rãi về những sự yếu kém của chính phủ dấy lên những dự đoán rằng Trung Quốc đang phát triển một kênh truyền thông bảo hộ cho mình.
Khi một trận động đất mạnh 7,9 độ richte tàn phá tại tỉnh Sichuan hồi tháng 5/2008, các phóng viên đã cảnh báo ngay rằng các ngôi trường sẽ bị tàn phá nặng nề nhất. Nhiều tờ báo đã công khai đưa ra những câu chuyện về sự tham nhũng và những công trình không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ra những thương vong lớn cho trẻ em. Tuy nhiên, giữa tháng 6 năm đó, các phóng viên từ các kênh truyền thông thương mại mới được triệu hồi đến.
Người dân giận dữ và từ chối tiền bồi thường cho đến khi nguyên nhân vụ tai nạn được làm rõ
Tương tự như vậy, khi mà sữa bột có chứa độc tố được sử dụng cho hàng ngàn trẻ em hồi năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã ào ạt đưa ra những sự giải thích nhằm giảm bớt sự đào bới của dư luận về vấn đề này.
Sau áp lực căng thẳng của công luận, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố họ sẽ họp bàn để cải tạo lại hệ thống đường sắt. Khi tới hiện trường vụ tai nạn hôm thứ năm tuần trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa mở “một cuộc điều tra công bằng và minh bạch”.
Giờ đây, có quá nhiều câu hỏi về vụ tai nạn vừa qua vẫn chưa có câu trả lời. Các phóng viên tới tận hiện trường vào cái ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn đã thấy có nhiều đội tìm kiếm đang bận rộn chôn vùi những đống đổ nát xuống bùn, như thể nhằm chôn dấu đi các bằng chứng.
Những công nhân cứu nạn dường như quan tâm nhiều hơn tới việc khôi phục lại đường tàu hơn là việc tìm kiếm những thi thể của các hành khách. Con số thương vong chính thức không đáng tin cậy. Nhiều người nghi ngờ rằng ngay từ đầu con số này đã bị che đậy.
Chí Thành (theo Wall Street Journal)