Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu

Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu

ctv ban tk

ctv ban tk

Thứ 2, 31/01/2022 06:00

Năm 2021, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, ngược dòng “cơn bão”, đây lại là năm “bứt phá” của nhiều doanh nhân tuổi Dần.

Trong đó phải kể đến Bầu Đức và Bầu Hiển, những gương mặt có “số má” ở làng bóng đá, đồng thời là nhân vật đáng gờm trên thương trường. 

Dứt nợ, thoái vốn nông nghiệp – bầu Đức “bỏ túi” 800 tỷ đồng

Doanh nhân tuổi Dần Đoàn Nguyên Đức (tên thường gọi bầu Đức, SN 1962) – Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, MCK: HAG) đã có một năm bứt phá khi cổ phiếu HAG liên tục tăng mệnh giá, trải qua giai đoạn thăng hoa nhất trong những tháng cuối năm 2021. Dù thời gian qua, HAG vẫn nằm trong diện kiểm soát của Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM do lỗ nặng những kỳ trước và kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Theo đó, chỉ trong vòng nửa tháng 11/2021, HAG tăng 9 trong 10 phiên gần nhất, trong đó 5 phiên chạm trần. Thị giá bật mạnh từ vùng 5.150 đồng lên 7.620 đồng, tức tăng xấp xỉ 48%.

Dòng tiền đổ vào cổ phiếu này cũng tăng đột biến. Bình quân mỗi phiên từ đầu tháng đến nay có 29,7 triệu cổ phiếu được sang tay, gấp ba lần mức bình quân một năm. HAG liên tục xếp trong nhóm đầu trên sàn Tp.HCM về khối lượng khớp lệnh, trong đó một phiên đứng đầu với 45 triệu đơn vị.

Sóng tăng này giúp tài sản của bầu Đức - Chủ tịch HĐQT đồng thời là cổ đông lớn nhất tại HAGL biến động mạnh từ 1.650 tỷ đồng lên khoảng 2.440 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa vị doanh nhân 6X đã "bỏ túi" khoảng 800 tỷ đồng trong vòng nửa tháng.

Tiêu dùng & Dư luận - Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu

Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã có một năm làm việc bứt phá, thăng hoa.

Các công ty chứng khoán cho rằng, HAG biến động mạnh do nhà đầu tư kỳ vọng cổ phiếu này và các mã ngành nông sản khác được hưởng lợi khi giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng vọt. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai và doanh nghiệp này cũng xác định lấy thị trường trên làm nền tảng, từng bước chiếm giữ vị trí nhà cung cấp các loại trái cây nhiệt đới lớn nhất tại đây.

Động lực phụ là kết quả kinh doanh mảng chăn nuôi của Hoàng Anh Gia Lai đang khởi sắc sau giai đoạn xây dựng cơ bản cũng hỗ trợ đà tăng này. BCTC quý III của công ty ghi nhận doanh thu nuôi heo và bán bò thịt lần lượt đạt 182 tỷ đồng và 27 tỷ đồng, bù đắp đáng kể nguồn thu bị hụt khi không còn hợp nhất kết quả kinh doanh từ CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, MCK: HNG). Tính đến phiên ngày 21/12, HAG tiếp tục thiết lập đỉnh mới ở mức 13.600 đồng/CP.

Thương vụ đáng chú ý nhất năm của HAG chính là việc chuyển nhượng CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai cho công ty thành viên của CTCP Ô tô Trường Hải (THACO) do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT.

Nhờ thế, bầu Đức đã tự tin tuyên bố: "HAGL lẫn Agrico đã bước ra khỏi ‘vũng lầy’ nợ nần. Đã có thời tôi là người nợ nhiều nhất nước". Trong tương lai, ngoài những lĩnh vực hiện tại, HAGL vẫn kiên định với con đường “kiếm tiền từ nông nghiệp”, nên họ sẽ theo THACO và HAGL Agrico tiếp tục “chung thủy” với cây ăn trái.

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Hoàng Anh Gia Lai năm 2021 được tổ chức vào cuối tháng 11/2021, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, năm 2021, HAG lên kế hoạch doanh thu 2.055 tỷ đồng, giảm 35% so với thực hiện năm trước, và lãi sau thuế là 104 tỷ đồng (năm 2020 lỗ 2.383 tỷ đồng). Doanh nghiệp dự kiến không chi trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2021.

Bên cạnh đó, HAGL đặt kế hoạch đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Đối với ngành cây ăn trái, công ty duy trì đầu tư khoảng 10.000ha trồng các loại cây, gồm chuối và các loại cây ăn trái khác. Riêng cây chuối, hiện doanh nghiệp trồng hoàn thiện được 5.000ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia, phấn đấu năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.

Nói thêm về bầu Đức, đây là vị doanh nhân khá kín tiếng, giàu có và đầy thú vị trên thương trường. Thành công lớn nhất trong cuộc đời của ông đến nay có lẽ là bóng đá, khi đào tạo được lớp cầu thủ trẻ, đưa bóng đá Gia Lai vươn mình mạnh mẽ và dần trở thành một “thế lực” ở V.League.

Thất bại lớn nhất của ông lại đến từ thứ mà ông hy vọng nhờ nó có thể “đổi đời” cho Hoàng Anh Gia Lai lẫn tỉnh Gia Lai – cây cao su. Nhưng, giờ đây, ông đang từng bước hái “quả ngọt” với cây ăn trái. Di sản mà ông để lại cho HAGL Agrico không phải ai cũng làm được, đó là vùng trồng rộng 80.000ha trải dài 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tiêu dùng & Dư luận - Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu (Hình 2).

Đối mặt với không ít khó khăn, song bầu Đức vẫn tham vọng xây dựng đế chế nông nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng – doanh nghiệp của Bầu Hiển liên tục phá vỡ những kỷ lục

Ngoài bầu Đức, doanh nhân Đỗ Quang Hiển (tên thường gọi bầu Hiển, SN 1962) cũng có một năm rất thành công trên cương vị là Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn đa lĩnh vực - T&T Group.

Không chỉ là gương mặt có "số má" ở làng bóng đá khi rót vốn đầu tư chính thức cho CLB Hà Nội và CLB SHB Đà Nẵng, bầu Hiển còn là nhân vật đáng gờm trên thương trường.

Tiêu dùng & Dư luận - Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu (Hình 3).

Trong năm 2021, doanh nghiệp của bầu Hiển liên tục xác lập nhiều kỷ lục ấn tượng trên thương trường.

Nói về khối tài sản “khổng lồ” của ông Đỗ Quang Hiển, chưa có số liệu chính thức ở thời điểm hiện tại, nhưng từ năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, T&T Group đã công bố tổng tài sản hơn 35.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng.

Riêng SHB, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2021, đến ngày 30/6, bầu Hiển và 2 con trai là Đỗ Quang Vinh và Đỗ Vinh Quang đang nắm giữ trực tiếp hơn 110,5 triệu cổ phiếu SHB. Riêng khối tài sản cá nhân của bầu Hiển tại SHB đang có giá trị khoảng 1.400 tỷ đồng.

Sự giàu có của "đế chế" bầu Hiển còn thể hiện ở những đóng góp mà cho công tác phòng chống dịch trong cả nước. Tính đến đầu tháng 10/2021, tổng số tiền mà SHB và các doanh nghiệp của vị doanh nhân 6X đã ủng hộ, đóng góp lên tới gần 1.100 tỷ đồng.

Từ năm 2020, T&T Group bắt đầu bước chân vào địa hạt năng lượng với việc tiếp đưa 4 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất lên tới 245 MWp tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bên cạnh đó, T&T Group cũng nghiên cứu, có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án nhà máy điện gió ở các địa phương giàu tiềm năng trên khắp cả nước, với tổng công suất lên tới 530 MWp. Theo dự kiến, các dự án này sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 10/2021, góp phần đưa T&T Group trở thành “ông lớn” số 1 về đầu tư điện gió trong tương lai.

Đồng thời, T&T Group đã hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.

Năm 2021, trong khuôn khổ chuyến công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ ngày 21/9, Tập đoàn T&T Group đã ký kết một loạt hợp đồng và biên bản ghi nhớ với các đối tác Mỹ.

Cụ thể, Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn UPC Renewables (Mỹ) ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Theo đó, 2 tập đoàn sẽ cùng nhau hợp tác đầu tư các dự án điện gió trên bờ và gần bờ, điện mặt trời tại các tỉnh: Ninh Thuận, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.

Tiêu dùng & Dư luận - Những doanh nhân tuổi Dần lập kỷ lục trong năm Tân Sửu (Hình 4).

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ hồi cuối tháng 9/2021, Tập đoàn T&T Group của bầu Hiển đã ký kết một loạt hợp đồng và biên bản ghi nhớ với các đối tác Mỹ.

Trước đó, ngày 9/9, T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với Ørsted - tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới của Đan Mạch, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD.

Trong 10 năm tới, theo kế hoạch, năng lực cung cấp điện của T&T Group (LNG và năng lượng tái tạo) dự kiến sẽ đạt khoảng 10.000 - 11.000 MW, chiếm khoảng 8% tổng công suất lắp đặt các nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam.

Cùng với năng lượng, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của T&T Group, với 20 năm hoạt động xuất nhập khẩu nông sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hàng năm, T&T Group cùng hệ thống các công ty thành viên, liên kết đã tạo được nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu gạo 300.000 tấn/năm, xuất khẩu hạt tiêu 30.000 tấn/năm.

Đặc biệt, trên thế giới, T&T Group nổi tiếng là “ông lớn” trong lĩnh vực thu mua điều thô với việc liên tục phá vỡ kỷ lục của chính mình, cũng như lập kỷ lục thế giới với khối lượng thu mua điều thô lớn nhất lịch sử ngành điều thế giới.

Không những vậy, vị trí dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu nông sản, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã liên tục được T&T Group duy trì trong những năm vừa qua dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Đỗ Quang Hiển.

C.H

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.