Những giá trị ít biết đằng sau sự căng thẳng

Những giá trị ít biết đằng sau sự căng thẳng

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 22/11/2019 21:43

Căng thẳng đã trở thành căn bệnh của thế kỷ 21. Tuy nhiên, không phải lúc nào stress cũng bất lợi.

Căng thẳng đã trở thành căn bệnh của thế kỷ 21 và đang ảnh hưởng đến cả trẻ em chưa sinh. Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực của cuộc sống và công việc dễ khiến cho con người mệt mỏi và gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải lúc nào stress cũng đóng vai trò là nhân vật phản diện. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, căng thẳng không thực sự đáng sợ như bạn nghĩ. Một số trường hợp cụ thể thì căng thẳng giúp chúng ta tỉnh táo hơn, tập trung tinh thần tốt hơn và từ đó hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Loại này được biết đến với tên gọi là “Eustress”, và theo các nhà tâm lí nếu không có nó, cuộc sống của chúng ta sẽ buồn tẻ và vô nghĩa.

Sức khỏe - Những giá trị ít biết đằng sau sự căng thẳng

Ảnh minh họa 

Chuyên gia Daniela Kaufer - một chuyên gia về thần kinh tại Đại học California, Berkeley nói: “Căng thẳng được ví như một bản rap tệ”. “Có một nhận thức khác cho rằng căng thẳng luôn có hại cho não bộ, nhưng điều đó không đúng. Phản ứng căng thẳng của bạn là rất quan trọng cho sự sống còn của bạn. Nó nâng cao hiệu suất của bạn, cực kỳ quan trọng cho sự tỉnh táo và chuẩn bị cho bạn thích nghi với điều tiếp theo đi kèm”.

Khái niệm về “eustress” có ý nghĩa trực quan. Những tình huống căng thẳng thực sự có xu hướng thúc đẩy hiệu suất làm việc.

Chuyên gia Kaufer đã tìm thấy bằng chứng sinh lý về sức mạnh của “eustress”. Nhóm của cô đã tiến hành thí nghiệm so sánh hoạt động ở một khu vực liên quan đến học tập và trí nhớ của những con chuột bị căng thẳng kéo dài so với một yếu tố gây căng thẳng vừa phải để có thể so sánh với “eustress” ở người.

Những yếu tố căng thẳng ấy thật sự đã kích hoạt sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh mới. Họ phát hiện những tế bào thần kinh sinh ra sau đó được kích hoạt có chọn lọc và giúp học tập cho tình huống tiếp theo. Vì vậy, stress giúp bạn hoạt động tốt hơn trong thời điểm đó, và sau đó bạn được trang bị tốt hơn cho các yếu tố gây căng thẳng trong tương lai.

Theo chuyên gia Jennifer Ragsdale, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Tulsa, nghiên cứu của cô cũng phát hiện ra rằng năng lượng và sự kích thích liên quan đến “eustress” có thể chống lại sự mệt mỏi. Cô nói rằng những người có chỉ số của “eustress” sẽ cảm thấy hạnh phúc hoặc trải nghiệm nhiều ý nghĩa hơn trong ngày làm việc hay thường trải qua mức độ mệt mỏi thấp hơn bình thường.

Nhưng một lý do quan trọng khác khiến tất cả chúng ta cần biết về “eustress”, Richard Stephens, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Keele, đó là khả năng biến đau khổ thành những lợi ích.

Ông Stephens nói: “Đây là lúc chúng ta kết thúc việc nói về “sự điều tiết cảm xúc, đó là ý tưởng, thay vì vùi dập và phụ thuộc vào cảm xúc, chúng ta nên áp dụng các chiến lược khác nhau để trải nghiệm và cố gắng đạt kết quả thuận lợi”. Hãy làm bất cứ những điều có thể để giúp nâng cao tâm trạng như tập thể dục, làm quen với chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi thật đầy đủ.

“Nếu bạn đang vật lộn để nhìn thấy những mặt tích cực trong một tình huống khiến bạn lo lắng, hãy nhớ rằng một số căng thẳng là mong muốn và thậm chí là cần thiết, bởi vì đó là cách chúng chứng minh rằng chúng ta đang tồn tại trên thế giới này”, ông Stephens nói. “Không có thách thức nào dẫn đến chán nản. Một cuộc sống không căng thẳng không phải là một cuộc sống đáng sống.”

Nguyễn Quỳnh (Theo Dailymail)

 

 

 

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.