Những hệ lụy từ việc "đói" sách của trẻ em nông thôn, miền núi

Những hệ lụy từ việc "đói" sách của trẻ em nông thôn, miền núi

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 5, 03/08/2017 18:00

Theo chia sẻ của nguyên Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam, nếu sách không về tới nông thôn, miền núi sẽ tạo nên một thế hệ không có cơ hội biết yêu thích việc đọc sách.

Sách và vấn đề đọc sách lâu nay vẫn trở thành đề tài trao đổi và tâm huyết của nhiều chuyên gia. Theo số liệu của cục Xuất bản, riêng năm 2016, Việt Nam đã xuất bản 330.952.500 bản sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm hơn 80%, phục vụ cho khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên. Số còn lại khoảng 67.250.000 bản sách thuộc các lĩnh vực khác phục vụ cho 90 triệu người dân. Bình quân mỗi người dân đọc khoảng 0,75 cuốn sách mỗi năm.

Trao đổi về thực trạng nguồn sách ở Việt Nam, đặc biệt là sách cho trẻ em nông thôn, miền núi, ông Phạm Thế Khang, nguyên Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch hội Thư viện Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh về tình trạng “đói sách” với nhóm đối tượng được nhắc tới trên.

Thậm chí, nhiều học sinh, sinh viên đã thẳng thắn bộc bạch rằng, từ bé tới lớn chưa hề được đọc một cuốn sách nào khác ngoài sách giáo khoa. Các em chỉ được tiếp cận thêm sách khi bước chân vào giảng đường đại học. Nhưng khi không đọc sách thường xuyên, các em lại rơi vào tâm lý… ngại đọc.

"Sách không về tới nông thôn, miền núi sẽ tạo nên một thế hệ không có cơ hội biết yêu thích việc đọc sách”, ông Phạm Thế Khang nhấn mạnh.

Xã hội - Những hệ lụy từ việc 'đói' sách của trẻ em nông thôn, miền núi

Ông Phạm Thế Khang, nguyên Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch hội Thư viện Việt Nam.

 

Bản thân ông Khang cũng nhận định, theo thống kê của cục Xuất bản, tỉ lệ hưởng thụ sách hiện nay quá thấp, nếu chỉ tính riêng khu vực nông thôn, miền núi, con số này còn thấp hơn nữa khi chủ yếu là sách giáo khoa. Nhiều nơi, nguồn sách giáo khoa cũng chưa đủ cho học sinh mượn.

Ông Khang dẫn chứng tình trạng ở thư viện huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, sách giáo khoa không đủ, nhưng sách tài trợ của nhà xuất bản hàng năm gửi về vẫn còn nguyên do các em không đọc được vì sách dày, nội dung chưa hấp dẫn.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến việc đọc sách của trẻ em nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế, ông Khang cho rằng, hàng nghìn thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã, trường học chưa được cải thiện, bổ sung ngân sách ảnh hưởng lớn đến việc đưa sách về nông thôn, miền núi của ngành phát hành sách.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc lo cho con ăn học chưa đủ, các phụ huynh chưa thể nghĩ đến việc mua sách cho con đọc.

TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng vụ Thư viện, bộ VH-TT&DL cũng chỉ rõ: "Nhà trường không chỉ là nơi trao cho học sinh kiến thức sách giáo khoa. Thông qua những tủ sách như "Tủ sách Lam Sơn" ở tỉnh Thanh Hóa, các trường có thể giúp học sinh tìm đến kiến thức khác, hình thành văn hóa đọc, văn hóa tự học suốt đời, là cơ hội trao chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức của nhân loại".

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.