Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người Chăm

Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người Chăm

Thứ 5, 27/12/2012 23:51

Tìm về Nổng Cây Xoắn hay còn gọi là Gò Lăng, thuộc phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi được biết nhiều chuyện ly kỳ về những ngôi mộ Chăm gắn với vàng tùy táng...

Bí ẩn kho vàng chưa được giải mã

Nổng Cây Xoắn (còn gọi là Cây Xoắn) nằm ở phía Tây tuyến đường xe lửa Bắc - Nam, cách cầu vượt Hòa Cầm về hướng Tây - Bắc khoảng 1km đường chim bay, hiện thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Nổng Cây Xoắn là một gò đất dày đặc đá ong. Nơi đây còn lưu lại một cây đại thụ họ thông nhưng dáng dấp theo kiểu bonsai khoảng trên 400 năm tuổi.

Phần thân 2 người ôm không xuể, nhiều cành đan xoắn nhau từ dưới gốc lên, có lẽ vì thế mà dân làng nơi đây gọi là cây xoắn? Nổng Cây Xoắn còn có một tên gọi khác là Gò Lăng.

Xưa kia, theo các cao niên, ở phía Bắc Nổng có một lăng mộ rất bề thế, kiến trúc nửa ấn Độ, nửa Trung Hoa, có lẽ là nơi thờ tự và chôn cất một người có vai vế trong triều chính, nhưng lại có công khai khẩn vùng đất này. Quá trình đô thị hóa đã làm mất sạch dấu tích lăng mộ.

Anh Chi, một cư dân thôn Đông Phước cũng thuộc dòng dõi phẩm hàm xưa, tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa tôi lên Gò Lăng. Băng ngang cánh đồng thôn Đồng Bé, chúng tôi diện kiến Gò Lăng.

Tuy nhiên, để vào Gò Lăng phải vượt qua um tùm lau lách và cỏ cứa cao lút đầu người. Sợ tôi không quen đường rừng, anh Chi lội băng đi trước, dùng chân đạp ngã rạp những bụi cỏ cứa.

Gò Lăng bây giờ bị thu nhỏ lại bởi dân tứ xứ đổ về đây khai hoang, vỡ đất dựng nhà. Ngay cả con đường dẫn vào Cây Xoắn cũng bị người dân chăng dây kẽm gai rào lại chiếm diện tích đất. Để đến bên thân Cây Xoắn, tôi và anh Chi phải bám vào một tảng đá ong nhọn hoắt, cao quá đầu người để leo lên. Từ Cây Xoắn phóng tầm mắt ra xa, bên dưới là ruộng lúa, thỉnh thoảng còn sót lại vài mỏm đá ong.

Xã hội - Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người ChămCây đại thụ hơn 400 năm tuổi tại Gò Lăng.

Anh Chi kể: "Xưa, nổng này rộng lắm, khoảng hơn 30 ngàn mét vuông, nối liền với Gò Theo. Nơi đây có lẽ là nghĩa trang của người Chiêm Thành. Trong chiến tranh, sân bay Đà Nẵng được xây dựng đã lấy đi một diện tích đất rất lớn của nổng. Hòa bình thống nhất đất nước, người dân mở rộng diện tích nổng để trồng lúa và hoa màu nên hiện nay nổng rất hẹp.

Dụng cụ xăm đất là một thanh thép xoắn, một đầu nhọn, một đầu được bẻ cong tròn để tiện cầm tay. Suốt cả ngày đêm, đoàn người cầm xăm trong tay xăm nát khoảnh đất xung quanh khu vực đá ba.

Người đoán già kẻ đoán non về ba khối đá, nào là cách khối đá 3 bước chân là nơi chôn vàng, hoặc ba khối đá là tâm điểm, kho vàng có thể cách tâm một bán kính bằng chiều cao ba khối đá cộng lại, hay nhân lên. Có người cho rằng có thể kho vàng nằm phía trước mặt chữ của khối đá. Người khác lại bảo kho vàng nằm ở phía sau.

Anh Chi kể: Có một lão nông, bây giờ đã về với đất. Ngày trước, cứ chiều xuống, lão thường đến bên khối đá này để nhìn ánh nắng, hình như cuối đời ông lão đã phát hiện ra một điều gì bí ẩn đằng sau sợi nắng xiên chiếu vào tảng đá nằm giữa.

"Tôi bí mật đến đứng bên khối đá giữa. Lúc này gần 4h chiều, mặt trời xuống chếch ngọn Cây Xoắn. Một sợi nắng ngũ sắc chiếu xiên đi từ ngọn Cây Xoắn đến thẳng mặt trên của khối đá nằm giữa.

Thử nhặt một que gai, tôi vạch 2 đường chéo trên mặt của khối đá hình lập phương. Lạ thay, một điều kỳ diệu như hiện ra trước mắt tôi: Giọt nắng chỉ nằm cách nơi giao nhau của 2 đường chéo khoảng 1cm. Nhìn giọt nắng, tôi chợt nhớ đến lão nông xưa. Chắc khi phát hiện ra điều này, ông đã lờ mờ hiểu được nguyên tắc làm dấu của người Chăm.

Chỉ tiếc, sau gần ba mươi buổi chiều ra đứng bên 3 khối đá kia, lão nông đã mang phát kiến về với đất. Dân gian Quảng Nam, nhất là những vùng gần Thánh địa Mỹ Sơn từ bao đời nay cũng luôn truyền miệng những dấu hiệu để nhận biết những kho vàng Hời. Ví dụ như cạnh ngôi đền tháp mồ côi, dưới gốc cây duối trắng, trong những ngôi mả vôi...

Xã hội - Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người Chăm (Hình 2).Đá Ba - khu vực nghi chốn dấu kho vàng.

"Kho vàng" bị bỏ quên?

Anh Chi cũng cho biết, khu vực đá ba này trước đây có rất nhiều mộ Chăm. Đặc biệt hầu hết các mộ Chăm có hình dáng giống như cái mai rùa, kích thước khung mộ bề ngang khoảng 2m, bề dài gần 3,5m, bề cao khoảng 0,7m, được làm bằng hợp chất ô dước.

Theo người dân Đồng Bé thì công thức của hợp chất đó gồm vôi, mật mía và lá cây chành rành giã nát pha trộn với nhau. Theo thời gian, chất liệu này trở nên chắc nịch, các dụng cụ thủ công khó có thể đập phá nổi.

Nhiều hũ vàng cũng tìm được từ trong những mộ mai rùa này. Phần lớn là vàng có hình thù như lá bồ đề nhưng nhỏ bằng 3 ngón tay chụm lại, hoặc hình chùm cau.

Tôi hỏi chuyện kho vàng ở Gò Lăng, ông Thanh - người tương đối lớn tuổi ở Đồng Bé cho biết, hồi nhỏ ông có nghe cụ ngoại kể lại là có một người đàn ông người Hoa ở Hội An đến đây dựng lều và sống lặng lẽ hơn chục năm như người câm. ông này đã phát hiện ra cửa vào kho vàng nhưng lại chết bất đắc kỳ tử.

Thời gian sau, cũng có một số ít người đến đây đo đạc rồi vẽ bản đồ kho báu, tuy nhiên họ cũng phải bỏ cuộc.

Nói về vàng Hời, ông Thanh đã chứng kiến nhiều hũ vàng người dân đào được luôn có sợi xích vàng quấn chặt nắp hũ, muốn tháo nắp hũ chỉ có cách quai búa để hũ vỡ ra.

Còn những loại bằng đá sa thạch như: Rùa, tượng vũ nữ, phù điêu... vài ba năm trước tại nơi đây người ta phát hiện rất nhiều. Có tượng mang xuống phố bán được hơn chục triệu. Còn tượng rùa thì bán được đôi ba triệu. Cũng theo ông Thanh, vì vàng Hời có nhiều tạp chất nên nếu bán được thì giá lại không... hời.

Rời Gò Lăng trong ánh hoàng hôn, anh Chi vẫn tiếc nuối về vùng đất đã nhiều thế hệ nuôi sống bao khát vọng đổi đời từ vàng, hiện đang được san ủi để phục vụ cho một dự án nào đó. Trên đường về, anh Chi tâm sự: "Không biết các nhà báo có tin dưới lòng đất Gò Lăng này còn chứa kho vàng không?

Riêng tôi, tôi rất tin. Tiếc rằng, địa phương không biết biến Gò Lăng thành khu du lịch, kết nối huyền tích kho vàng với những vật chứng như Cây Xoắn, Đá Ba... và những câu chuyện thực hư xung quanh lời nguyền của người Chăm trong các đồ vật tùy táng để thu hút du khách. Đó chính là kho vàng vô tận mà địa phương đã bỏ lỡ cơ hội khai thác".

Theo một số người dân, dưới lòng đất Gò Lăng này vẫn còn khá nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Đặc biệt là kho vàng mà theo truyền miệng của người địa phương có thể nó vẫn còn nằm yên lặng dưới những vuông đá ong được chế tác? Để chứng minh lời nói của mình, anh Chi dẫn tôi đến khu vực Đá Ba.

Nơi đây có 3 khối đá ong hình lập phương được xếp thẳng hàng, chiều cao 3 khối đá ngang mặt người đứng, chiều rộng gần 1m, khoảng cách giữa mỗi khối đá từ 50 - 70cm. Mặt đá hướng về phía mặt trời lặn, bởi bề mặt này còn sót lại những con chữ tượng hình khó hiểu.

Nhiều trăm năm trôi qua, mặt đá đen thín, lỗ chỗ hình tổ ong, duy những góc cạnh vẫn còn vuông vức như mặc định một điều gì ẩn sâu bên trong. Người làng cho rằng đây là nơi đánh dấu chỗ chôn vàng? Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, khu vực này mỗi ngày có hàng trăm người xăm đất tìm vàng.

Trần Xuân


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.