không thể không nhắc đến chuyện dùng thạch tín đầu độc lần lượt cả 3 người chồng của Mary Ann Cotton (Anh). Tuổi thơ mồ côi với những cơ cực, buồn tủi đã biến Mary Ann Cotton thành một kẻ sát nhân "máu lạnh" khiến người ta không khỏi ghê sợ. Theo điều tra của cơ quan chức năng, khoảng 20 nạn nhân đã mất mạng dưới bàn tay của kẻ giết người bệnh hoạn này. Không chỉ có 3 đời chồng mà ngay cả con ruột và mẹ đẻ của Mary cũng bị chết một cách đột ngột do mắc cùng một căn bệnh đau dạ dày bí hiểm mà mãi sau này người ta mới tìm ra nguyên nhân của nó là do bị đầu độc bằng thạch tín.
Người chồng đầu tiên của Mary là William Mowbray, thợ mỏ. Người chồng này đã có với Mary 5 đứa con sau 4 năm kết hôn. Những khó khăn trong cuộc sống khiến đôi vợ chồng trẻ sớm nảy sinh mâu thuẫn về tiền bạc và không lâu sau đó, những người trong gia đình cô ta lần lượt lần lượt ra đi bởi căn bệnh kỳ lạ. Sau khi chuyển đến sinh sống ở một nơi khác, Mary tái hôn với kỹ sư George Ward, nhưng chưa đầy 1 năm sau, anh này cũng bị tiêu tùng bởi một chứng bệnh lạ liên quan đến dạ dày.
Không dừng lại ở đó, người chồng thứ 3 của Mary, một người thợ đóng tàu tên là James Robinson cùng những đứa con của họ cũng không tránh khỏi cái chết, nguyên nhân vẫn là những chứng bệnh về tiêu hóa. Sau hàng loạt những cái chết bí ẩn mà nạn nhân đều là người thân của Mary Ann và đều chết vì cùng một chứng bệnh, các nhà chức trách đã vào cuộc điều tra và phát hiện một sự thật ghê rợn rằng chính Mary Ann Cotton đã dùng thạch tín để đầu độc chết tất cả những người trên.
Katherine Mary Knight.
Năm 1991, vụ việc cựu người mẫu gốc Ai Cập Omaima Nelson đã giết hại người chồng mới cưới của mình là William Nelson, 56 tuổi, rồi cắt rời thành từng khúc đã làm chấn động dư luận cả nước Mỹ suốt một thời gian dài. Omaima Nelson còn được so sánh với nhân vật sát thủ máu lạnh Hannibal Lecter trong một tiểu thuyết kinh dị đầy ám ảnh.
Trước đó, Omaima Nelson đã có mối tình sét đánh, tuyệt đẹp với William Nelson tại hồ bơi trong một quán bar ở Chowchilla và nhanh chóng đi đến hôn nhân để rồi chỉ sau 3 tuần hạnh phúc, anh ta đã trở thành món ăn cho người vợ sát nhân, bệnh hoạn của mình. Cơ quan điều tra cho biết, người phụ nữ 23 tuổi đầy thủ đoạn này đã sát hại người chồng mới cưới một cách man rợ để tước đoạt khối tài sản khổng lồ của nạn nhân. Không chỉ William Nelson mà rất nhiều đàn ông khác cũng đã trở thành nạn nhân của cô ta trong những vụ giết người man rợ. Người ta đã tìm thấy một số bộ phận cơ thể của ông Nelson bị nhét trong những túi rác nhà Omaima Nelson và ví cô ta là một "hiểm họa kinh hoàng của loài người".
Một kẻ sát phu "máu lạnh" khác thường được người dân Australia nhắc đến như một nỗi ám ảnh khó quên là Katherine Mary Knight, người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước này bị kết án tù chung thân, không ân xá do hành vi giết người quá dã man. Tháng 2/2001, trong một lần cãi cọ, Knight đã xuống tay với người chồng sắp cưới của mình là John Price bằng những nhát dao oan nghiệt, sau đó còn lột da nạn nhân... Hành vi giết người vô nhân tính, hết sức bệnh hoạn của Katherine Mary Knight đã khiến cô ta bị giam trong một xà lim riêng biệt đã từng giam giữ một kẻ giết người nổi tiếng của trại giáo dưỡng dành cho phụ nữ Mulawa ở Sydney.
Tháng 2/2007, một phụ nữ trẻ người Brazil tên là Almeida, 29 tuổi, một chuyên gia thẩm mỹ giỏi giang, xinh đẹp đã bị cảnh sát bắt giữ bởi tội sát hại người chồng tàn tật để thực hiện âm mưu chiếm đoạt toàn bộ số tiền trúng thưởng xổ số của anh ta.
Trước đó, vào tháng 7/2005, anh Rennes Senna, lúc đó chỉ là người tình của cô ta, vì mắc bệnh đã trở thành người tàn phế trên chiếc xe lăn. Nhưng sau đó, may mắn bất ngờ mỉm cười với Senna khi anh bất ngờ trúng giải độc đắc, trở thành người giàu có với số tiền lên tới 24,4 triệu USD. Sau đó không lâu, hai người kết hôn và tậu ngay một nông trang lớn tại vùng ngoại ô cách Rio de Janeiro 75km. Cuộc sống dư giả và êm đềm của cặp tình nhân này sớm kết thúc khi Senna đột ngột bị giết hại bởi 4 viên đạn do 2 tên sát nhân bịt mặt bắn vào đầu anh ta ngày 7/1/2007. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy kẻ chủ mưu trong vụ giết người dã man này chính là Almeida, cô vợ yêu quý của nạn nhân.
Mary Ann Cotton.
Luật Ta: Án chung thân là quá nhẹ với những kẻ giết người dã man
Trong quan niệm chung của nhiều người, phụ nữ luôn được coi là phái yếu, cần được che chở và bảo vệ. Nhưng trong những trường hợp trên, người ta không thấy bất cứ hình ảnh dịu dàng nữ tính nào của những người phụ nữ yếu đuối.
Ngược lại, những người đàn bà sát phu "máu lạnh" như Mary Ann Cotton, Omaima Nelson, Katherine Mary Knight, Almeida chỉ mang đến những nỗi ám ảnh đáng sợ về những tội ác rùng rợn mà họ đã gây ra đối với chính những người thân yêu nhất của mình, thậm chí còn cắt lìa các bộ phận cơ thể... Những hành vi ác độc đó không chỉ dừng lại ở tội giết người mà còn thể hiện hành vi giết người man rợ, bệnh hoạn ngoài sức tưởng tượng của con người mà có lẽ ngay cả những kẻ sát nhân trong các bộ phim kinh dị cũng cảm thấy run sợ.
Giết người vốn dĩ vẫn được coi là tội ác đáng sợ nhất, không thể dung thứ và phải chịu mức hình phạt nặng nhất trong tất cả các khung hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng xét trường hợp của Mary Ann Cotton, Omaima Nelson, Katherine Mary Knight, hành vi giết người, cắt xác nạn nhân thành từng bộ phận, thậm chí đem nấu chín hoặc nghiền nát... đã vượt ra khỏi giới hạn của những hành vi giết người một cách thông thường. Đó là những tội ác mà sự dã man và đáng sợ của nó đã đạt đến mức kinh dị và bệnh hoạn, có thể so sánh với những "hiểm họa kinh hoàng" đối với cuộc sống loài người. Và tội ác đó không thể tha thứ với bất cứ lý do nào.
Điểm a, điểm c, điểm p, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: Người nào giết nhiều người, giết trẻ em, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Xét trường hợp của Mary Ann Cotton, không chỉ lần lượt giết chết 3 người chồng của mình mà còn giết cả mẹ đẻ, con đẻ, anh chị em, những người ruột thịt của mình, tổng số nạn nhân đã lên đến con số 20 người, hành vi phạm tội không những quá nghiêm trọng mà còn tái phạm nhiều lần, với nhiều người cho nên nếu chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, cô ta phải chịu mức án cao nhất của khung hình phạt là tử hình.
Với trường hợp của Omaima Nelson và Katherine Mary Knight, hai người đàn bà này đã phạm tội giết người một cách man rợ. Chiếu theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Người nào giết người, thực hiện tội phạm một cách man rợ thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vì hành vi phạm tội một cách vô nhân tính và không có dấu hiệu ăn năn, hối cải, cả hai đối tượng trên cũng phải chịu mức án cao nhất của khung hình phạt.
Riêng hành vi phạm tội của Almeida, so với 3 trường hợp trên có phần nhẹ hơn bởi không trực tiếp ra tay hạ sát, không có những tình tiết giết người man rợ, bệnh hoạn như Mary Ann Cotton, Omaima Nelson hay Katherine Mary Knight. Nhưng việc cô ta lạnh lùng "xuống tay" với người chồng tàn tật đã mang lại cho mình một cuộc sống sung túc, êm đềm để chiếm lấy toàn bộ số tài sản vốn không phải là của mình thật đáng ghê sợ và khinh bỉ. Điểm m, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: Người nào thuê giết người hoặc giết người thuê thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Xét thủ đoạn và động cơ giết người của Almeida, cô ta cũng phải chịu mức án cao nhất của khung hình phạt.
Dương Dung