Sự tiến hóa về công nghệ máy ảnh đã giúp điện thoại di động trở thành một sản phẩm thay thế hiệu quả cho máy ảnh kỹ thuật số, giúp hàng triệu người dùng khác tham gia chụp ảnh mỗi ngày.
Nhưng làm thế nào để cho bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn khi nhiếp ảnh đòi hỏi những kỹ năng mà mọi người phải mất thời gian để trau dồi. Có rất nhiều yếu tố để tạo ra một bức ảnh đẹp, chưa kể mỗi người có một phong cách cá nhân riêng.
Bất kể điều nào đi chăng nữa thì có một số cách đơn giản để cải thiện đáng kể bức ảnh của bạn mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian và nguồn lực như trong hướng dẫn dưới đây.
Góc chụp từ trên cao
Khi chụp từ trên cao, tức hướng xuống dưới, nội dung bức ảnh của bạn có trở nên ‘ngợp’ hơn. Tuy nhiên đây là cách thức chụp phù hợp cho những mục đích chụp cả khuôn mặt để bức hình lôi cuốn hơn. Bạn có thể yêu cầu đối tượng trong khung hình cố gắng hạ thấp vai và đưa cằm ra phía trước.
Điều chỉnh tốc độ màn trập
Hầu hết mọi người không chú ý đến tốc độ màn trập khi chụp ảnh bằng máy ảnh điện thoại - vốn là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong bức ảnh chụp, phụ thuộc vào lượng sáng có sẵn và hiệu quả bức ảnh mà bạn muốn.
Về lý thuyết, tốc độ màn trập có trách nhiệm giúp cảm biến máy ảnh của bạn được tiếp xúc với đối tượng trong bao lâu. Do đó, nếu tốc độ màn trập nhanh hơn sẽ giúp nắm bắt các hành động rõ ràng hơn và đóng băng tất cả các chi tiết, nhưng nó sẽ yêu cầu bạn tăng mức ISO, kéo theo các chi tiết chứa các hạt làm nhiễu bức hình.
Mặt khác, giảm tốc độ màn trập sẽ giúp chụp các đối tượng chuyển động được mượt mà hơn, và hình ảnh sẽ ít nhiễu hạt hơn, nhưng lại yêu cầu bạn cẩn thận hơn trong thao tác chụp. Bên cạnh đó, làm chậm tốc độ màn trập sẽ khiến các chuyển động bị mờ. Do đó, khi chụp với thiết lập này, bạn hãy đảm bảo ít nhất không bị rung tay khi chụp.
Áp dụng nguyên tắc phân ba
Với nhiếp ảnh, chia các thành phần trong bức ảnh là rất quan trọng, trong đó nguyên tắc phân ba được sử dụng phổ biến nhất. Đây là cách thức phân ba khung hình cả chiều ngang và chiều dọc, lúc đó bạn sẽ thấy 9 hình chữ nhật trên màn hình.
Dựa vào quy tắc này, bạn đặt chủ đề vào một trong các khung chữ nhật nhỏ - nơi các đường giao nhau sẽ có những kết quả chụp khá thú vị.
Điều chỉnh ISO
Không quá phức tạp, ISO chỉ đơn giản là con số xác định độ nhạy của cảm biến máy ảnh. Việc hạ thấp tiêu chuẩn ISO sẽ khiến ít ánh sáng được nắm bắt. Khi tăng ISO, hình ảnh sẽ trở nên sần sùi hơn, nhưng điều này cho phép bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn hoặc làm cho hình ảnh sáng hơn.
Nhiều smartphone hiện nay trang bị chế độ điều khiển bằng tay, nhưng những người không có điện thoại này có thể tìm kiếm một ứng dụng camera với chế độ điều khiển bằng tay (Manual), được cung cấp trên chợ ứng dụng Google Play hoặc App Store.
Chụp HDR
Thay vì phải mất nhiều thời gian để chụp những bức ảnh giống hệt nhau ở tốc độ màn trập khác nhau, sau đó kết hợp chúng lại bằng cách sử dụng phần mềm chuyên ngành và tự điều chỉnh tất cả ánh sáng, bạn có thể sử dụng chế độ chụp HDR. Mục đích của cả hai chính là nhằm mang đến một bức ảnh với dải động rộng hơn và tạo ra hình ảnh có độ sáng đồng đều.
Smartphone hiện đại ngày nay đều có thể hỗ trợ chức năng HDR, vì vậy hãy tìm tùy chọn này trong phần thiết lập của camera, bởi nó đặc biệt hữu ích trong các tình huống chụp như yêu cầu sự tương phản lớn trong ánh sáng.
Khai thác panorama
Thay vì phải chạy một đoạn được dài chỉ để gom tất cả trong một khung cảnh để tạo ra một khung hình lớn, bạn có thể khai thác chế độ chụp toàn cảnh (panorama) khá phổ biến trên smartphone hiện nay. Ảnh toàn cảnh là sự kết hợp của nhiều hình ảnh lại với nhau, được xử lý bởi phần mềm trên smartphone.
Nhã Vân theo Makeuseof