Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ không thể bỏ qua

Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ không thể bỏ qua

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 7, 06/01/2018 13:39

Tiêm chủng cho trẻ là một việc đặc biệt quan trọng đối với mỗi cha mẹ, vì nó liên quan tới tình trạng sức khỏe của bé yêu. Thay vì phó thác cho bác sĩ, y tá, cha mẹ có thể nói trước với bác sĩ những biểu hiện của bé để tránh, giảm đi những bất lợi.

Vắc-xin và tiêm chủng làm cho trẻ em khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình. 

Trước khi tiêm

-Không nên cho trẻ tiêm vắc-xin khi đang bị bệnh hoặc sốt cao. Để đảm bảo an toàn thì việc tiêm chủng nên dời lại sau khi bé hoàn toàn khỏe mạnh.

-Không nên cho trẻ ăn/bú quá no hoặc quá đói để tránh việc hạ đường huyết sau khi tiêm.

Tư vấn - Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ không thể bỏ qua

Cha mẹ cần thông báo với bác sĩ tình trạng của con trước khi tiêm chủng. (Ảnh minh họa).

-Vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm. Và đồng thời nên cho trẻ mặc đồ đơn giản, bác sĩ có thể thao tác dễ dàng.

-Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng, để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng tiêm chủng của trẻ.

-Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh tật, dị ứng thuốc… để kiểm soát và tránh những bất lợi khi tiêm.

-Nên cho bé tiêm các loại vắc-xin phối hợp ngừa các bệnh ở trẻ nhỏ có chứa thành phần vô bào để hạn chế các phản ứng phụ như đau, đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt cao sau tiêm.

-Nếu mũi tiêm trước cùng loại, trẻ bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt thì nên báo lại cho bác sĩ để chuyển vắc-xin khác có tác dụng tương tự.

Sau khi tiêm

-Ngồi tại phòng theo dõi 15-30 phút xem trẻ có dị ứng với vắc-xin không?

-Nên chườm mát nơi tiêm, cho trẻ uống nước, bú sữa mẹ nhiều hơn và mặc đồ thoáng mát.

-Theo dõi khi trẻ về nhà:

Xem biểu hiện ngoài da: Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu nên trẻ thường quấy khóc. Phản ứng này xảy ra ở gần như các loại vắc-xin, phản ứng thông thường.

Xem trẻ có sốt không? Sau khi tiêm, trẻ có thể sốt nhẹ một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, cấp cứu và điều trị kịp thời.

Còn nếu sau khi tiêm, trẻ sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, khó thở... thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu và điều trị.

Bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.