Những lưu ý "vàng" khi ăn ốc để tránh rước bệnh vào người

Những lưu ý "vàng" khi ăn ốc để tránh rước bệnh vào người

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Chủ nhật, 28/05/2023 09:00

Khi chế biến ốc, nhiều người chủ quan không chế biến kỹ khiến ốc còn sống hoặc chỉ chín tái, nhất là đối với các món hấp, xào…

Những sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến ốc

Ốc là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Về dinh dưỡng, ốc ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng trong ốc lại có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây bệnh cho con người, chẳng hạn như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn), sán lá ruột, sán máng…

Đời sống - Những lưu ý 'vàng' khi ăn ốc để tránh rước bệnh vào người

Nếu ăn ốc đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, ăn ốc chế biến chưa chín kỹ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh minh họa.

Ngâm ốc quá lâu hoặc không sử dụng ngay: Ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ va độ ẩm thích hợp. Chính vì vậy, nhiều khi các bà nội trợ chủ quan không sử dụng ngay hoặc mua phải ốc đã để lâu ngày có lẫn những con đã chết.

Thậm chí, nhiều người ngâm ốc quá lâu khiến chúng bị biến chất, một số con bị chết làm ảnh hưởng đến số lượng ốc còn lại. Điều này có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng ốc chết, không đảm bảo vệ sinh.

Không làm sạch ốc trước khi chế biến: Khi mua ốc về nhiều người thường có thói quen sử dụng ngay mà bỏ qua khâu ngâm ốc và làm sạch ốc trước khi chế biến. Ốc cũng như tất cả các loại động vật thân mềm khác đều sống gần bùn và có một lượng khá lớn các tạp chất trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu chỉ rửa sạch lớp vỏ bên ngoài, bạn cũng không thể loại bỏ hết tạp chất trong cơ thể chúng và rất dễ nhiễm cặn bẩn, các loại ký sinh trùng sống trong ốc khi sử dụng.

Để có thể làm sạch ốc nhanh chóng mà đảm bảo vệ sinh, bạn có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn. Cách làm này có thể loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong ốc mà không mất nhiều thời gian, ngoài ra, nó còn giúp làm sạch vỏ ốc cực nhanh.

Sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C: Một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải là sử dụng các loại hoa quả, thực phẩm chứa vitamin C chung với hải sản như ốc, tôm...Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi chất dinh dưỡng có trong các loại hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành hợp chất có độc tương đương như amip asen (thạch tín). Khi sử dụng chung hai loại thực phẩm này, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.

Luộc ốc chưa chín kỹ: Ốc là một trong các loại thủy sinh, sống ở ao, hồ, ruộng đồng. Chính vì thế, ở ốc có khá nhiều ký sinh trùng ẩn náu như là những loại giun, sán. Nhất là khi ốc được bắt từ các vị trí có nguồn nước bị ô nhiễm, bùn thối thì khả năng ốc bị sinh vật ký sinh vào là rất cao.

Dù thế nhưng khi chế biến ốc, nhiều người vẫn chủ quan không chế biến kỹ khiến ốc còn sống hoặc chỉ chín tái, nhất là đối với các món hấp, xào… Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi trong ốc có chứa rất nhiều các vi sinh vật và ký sinh trùng gây hại như giun, sán, thậm chí là đỉa nhỏ.

Các loại ký sinh trùng này rất khó tiêu diệt ở nhiệt độ thường mà chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian kéo dài khá lâu. Nếu sử dụng ốc bị nhiễm ký sinh trùng, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký dinh trùng gây nên.

Nhóm người được khuyến cáo không nên ăn ốc nhiều

Người đang bị dị ứng: Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Người đang bị ho, hen suyễn: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại Học Tokyo - Nhật Bản, những người bị ho hay hen suyễn khi ăn các loại hải sản như ốc sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, để tránh tình trạng bệnh thêm nặng nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.

Người bị bệnh gout, viêm khớp: Ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, đối với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Người mắc bệnh thận, huyết áp cao: Trong ốc có chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, đối với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.