Theo BS. Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương, tất cả các bậc cha mẹ nên kiểm tra lại lịch tiêm chủng của con em mình, để đảm bảo các mũi tiêm được cập nhật đầy đủ và tuân thủ đúng lịch trình tiêm chủng Quốc gia mà không có bất cứ sự trì hoãn nào.
Vì sức khỏe của con em mình, các bậc cha mẹ phải chú ý tới danh sách nhưng mũi tiêm sau đây:
Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, hib là những bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong cho trẻ. Mẹ nên tuân thủ lịch tiêm phòng đều đặn. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại 5 căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ cần được tiêm 3 liều cơ bản các độ tuổi: 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi trước 24 tháng.
Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vaccine cúm cho con ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên. Tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng và 1 năm thì tiêm nhắc lại 1 lần. Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ.
Loại vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubella sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: Sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt và đôi khi bé trai bị sưng bìu); rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ). Nếu trẻ tiêm tiêm loại 3 trong 1 này thì nên bắt đầu từ 12 tháng tuổi, còn nếu sử dụng sớm hơn cần có chỉ định từ bác sĩ.
Việc tuân thủ các mũi tiêm phòng theo mốc thời gian vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ cần lưu ý.
Viêm màng não mô cầu có thể lây truyền khi dùng chung ly, cốc uống nước, sống cùng khu tập thể, nhà trường, mẫu giáo, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá... Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ chính là tiêm vaccine.
N.Giang