Những ngộ nhận 'chết người' về tác dụng của thực phẩm chức năng

Những ngộ nhận 'chết người' về tác dụng của thực phẩm chức năng

Thứ 2, 01/04/2013 11:48

Sự kém hiểu biết về những thực phẩm chức năng dẫn đến nhiều ngộ nhận không đúng về tác dụng “thần dược” của những loại sản phẩm thực phẩm chức năng này.

Thông tin về thực phẩm chức năng đang trở nên phổ biến đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc thông tin tràn lan, thiếu kiểm soát cũng khiến không ít người hiểu sai về chức năng của loại sản phẩm này và đã những hệ lụy cũng bắt đầu nảy sinh từ đó.

Không chỉ những người dân mà ngay cả những người trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực đa cấp, chuyên phân phối về sản phẩm thực phẩm chức năng cũng không tránh khỏi những cái nhìn phiếm diện về tác dụng của nó.

Cô N.T.L ( Mê Linh, Hà Nội) nhân viên của một công ty kinh doanh đa cấp cho rằng: "Thực phẩm chức năng rất hữu ích, ngoài tác dụng làm đẹp cơ thể thì những thực phẩm này có thể chữa đau bụng, mụn nhọt, đau mắt... chức năng của nó là vô hạn”. Tuy nhiên, nếu theo như lời nhân viên này thì thực phẩm chức năng quả là liều "thuốc tiên” và nếu điều đó là đúng thì chúng ta không cần phải tới gặp bác sỹ khi có bệnh.

Nhiều người với mong muốn giảm cân đã rỉ tai nhau các loại thực phẩm chức năng có hiệu quả “thần kì”. Chị P.T.M ( Nguyễn Trãi, Hà Nội)  cho rằng: “ thực phẩm chức năng có tác dụng tốt để giảm cân mà không cần phải bổ sung thêm thực phẩm gì khác”.

Khi dùng được 2 tuần chị đã giảm từ 70kg xuống 64kg. Tuy nhiên, chuyện không may xảy ra sau đó, chị M. đã phải nhập viên vì suy nhược cơ thể nặng và có nguy cơ bị đau dạ dày do nhịn ăn quá nhiều.

Một trường hợp khác, bà H.K.L. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, tạm trú Đồng Nai) bị hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc) do dị ứng sau khi uống thực phẩm chức năng.

Tiêu dùng & Dư luận - Những ngộ nhận 'chết người' về tác dụng của thực phẩm chức năngNhững mảng da lưng bị bong tróc sau khi sử dụng thực phẩm chức năng (Ảnh: Internet)

Sau khi uống loại thực phẩm chức năng này, bà có cảm giác tức ngực, cơ căng. Uống được năm ngày, bà bắt đầu có những chấm đỏ trên tay nhưng người bán nói “đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc nên không sao”. Không dừng lại đó, bà tiếp tục uống thêm ba ngày, những vết đỏ trên tay bắt đầu lan rộng khắp toàn thân và rộp thành từng bóng nước lớn, đỏ lựng, đau rát. Mắt bà L. bắt đầu mờ, bước đi thấy đau buốt, sốt cao.

Do bà bị đái tháo đường và cao huyết áp, khi dùng thực phẩm chức năng không thấy người bán hàng khuyến cáo gì nên bà vẫn uống thuốc như những ngày khác.

Các nhà chyên môn khuyến cáo, hiện nay sản phẩm thực phẩm chức năng của các công ty đa cấp được rao bán tràn lan gây ra nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí mất định hướng của người dân. Vì thế, khi quyết định dùng một loại thực phẩm chức năng nào đó, cần tìm hiểu kỹ về thành phần, công thức cũng như các giấy phép liên quan của sản phẩm đó.

Những người đang uống các loại thuốc để điều trị những bệnh mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch thì không nên dùng phối hợp với thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến chuyên môn của bác sĩ điều trị.

Cách phân biệt sản phẩm thực phẩm chức năng

Dựa vào cách ghi số đăng ký (SKĐ) trên hộp:
SĐK của TPCN bắt buộc phải ghi theo một trong 2 định dạng sau:
+ Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp:
xxx/yyyy/YT-CNTC
+ Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp
Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC
+ Đối với SKĐ do sở y tế cấp:
xxx/yyyy/YT-XX
+ Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp, XX: Tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK
Ví dụ: 123/2010/YT-TG

Thúy Nguyễn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.