Hầu hết mọi nhà đều thường có bát canh chua trong bữa ăn. Thông thường để tạo vị chua người ta hay dùng quả me, quả khế hay quả sấu, quả dứa cho vào nước canh.
Những loại quả này có chứa nhiều axit hữu cơ. Ngoài giúp nước canh có vị chua dễ ăn, dịch quả me có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận trường, quả sấu thanh nhiệt, giải khát (sấu ngâm đường), kích thích tiêu hóa, tiêu thực.
Thậm chí, việc dùng quả khế chua, dứa xanh/chín nấu canh chua còn có tác dụng chữa sốt, cầm tiêu chảy, ngừa xuất huyết do nhiệt tích trong cơ thể. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và làm giảm lượng đường trong máu.
Món canh chua tốt cho sức khỏe là vậy nhưng không phải người nào cũng có thể ăn canh chua.
Người có tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy thì không nên ăn canh chua được làm từ quả dứa thơm. Ảnh minh họa.
Người bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không ăn canh chua từ dứa thơm
Người có tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy thì không nên ăn canh chua được làm từ quả dứa thơm. Phụ nữ có thai không nên uống dịch ép quả dứa chưa chín hay ăn canh dứa chưa chín vì chúng có thể gây tăng co bóp tử cung, dễ trụy thai.
Người viêm loét dạ dày, yếu thận không ăn canh chua khế, dứa thơm
Với những người có cơ địa hay bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày, người thận yếu, suy thận cũng nên hạn chế canh chua. Nhất là canh chua dùng dứa thơm, khế, bạc hà vì có nguy cơ tạo thành sỏi trong thận và bàng quang, gây nguy hiểm.
Người bị bệnh gout không ăn canh chua dọc mùng
Những người bị bệnh gout hoặc những người mà lượng acid uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý nên chủ động hạn chế ăn món canh chua dọc mùng.
Theo tờ Kiến t