Những nguy cơ rình rập trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu kẽm

Những nguy cơ rình rập trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu kẽm

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 6, 26/05/2017 13:52

Nếu thiếu kẽm nặng, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động.

Theo điều tra toàn quốc về tình hình tiêu thụ lương thực, thực phẩm năm 2010 của viện Dinh dưỡng (bộ Y tế), bữa ăn của người dân Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu vi chất dinh dưỡng cơ thể.

Khẩu phần ăn của người dân ở nông thôn mới đáp ứng được 23% nhu cầu vitamin A, 79% nhu cầu sắt và 56% nhu cầu kẽm; còn ở thành phố, các con số tương ứng lần lượt là 35%, 76% và 57%.

Ngay cả với trẻ em từ 2 – 5 tuổi là đối tượng thường được ưu tiên thức ăn trong bữa ăn gia đình thì mức đáp ứng các vi chất dinh dưỡng cũng không đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Trong đó, thiếu kẽm ở nước ta cũng đang là vấn để có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Chia sẻ về vai trò của kẽm với sức khỏe, PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng cho hay, kẽm đóng vai trò rất quan trọng như tham gia vào hoạt động của các enzym, biểu hiện kiểu gene, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.

Dinh dưỡng - Những nguy cơ rình rập trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu kẽm

PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng chia sẻ về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

“Thiếu kẽm có thể làm chậm phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao ở trẻ em với biểu hiện chán ăn, nôn, tiêu hóa kém. Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động. Nam giới có thể mất khả năng sinh sản. Phụ nữ có thai bị thiếu kẽm làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non và tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ”, PGS.TS Trương Tuyết Mai chia sẻ.

Cùng bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đưa ra thông tin, kẽm là một vi chất đang bị thiếu nhiều nhưng chưa trở thành chương trình can thiệp cộng đồng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

Dinh dưỡng - Những nguy cơ rình rập trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu kẽm (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, thiếu kẽm sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, rối loạn giấc ngủ, suy giảm khả năng miễn dịch, tổn thương mắt… ở nhiều trẻ em. Đây là những tình trạng ở mức độ nhẹ.

Khi trẻ thiếu kẽm ở mức độ nặng sẽ gây viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy, tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn. Bệnh nặng kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn...

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.