Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của bệnh nhân. Đối với phụ nữ đang mang thai, bị nhiệt miệng là điều không thể tránh khỏi. Các nốt nhiệt thường bắt đầu từ các vết loét mọc trong niêm mạc miệng rồi bội nhiễm làm loét ra để lại vết nông ở niêm mạc.
Dù là bà bầu hay người bình thường bị nhiệt miệng cũng phải chịu những cảm giác đau đớn, khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống, thậm chí gây ra rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng trong thời kỳ mang thai
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
Hàm lượng các vitamin B12, axit folic cùng kẽm đang bị thiếu hụt nghiêm trọng
Hệ miễn dịch của cơ thể làm việc kém hiệu quả
Stress, căng thẳng kéo dài
Ăn, uống quá nhiều đồ cay, nóng
Trong quá trình ăn, uống vô tình cắn phải lưỡi, mặt trong miệng
Người đang trong quá trình niềng răng hoặc điều trị nha khoa
Các bệnh nhân mắc chứng huyết áp, đau thắt ngực, đau tim đang trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau hay chẹn beta giao cảm...
Một số biểu hiện của chứng nhiệt miệng ở phụ nữ có thai
Bên cạnh một số biểu hiện cơ bản như người bình thường, phụ nữ mang bầu bị nhiệt miệng có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
Sốt kéo dài
Tiểu són
Ngủ li bì, xuất hiện vết ngứa trên da
Vùng miệng, lưới luôn nóng, rát
Nhiệt miệng cản trở quá trình ăn uống, trò chuyện
Hơi thở có mùi
Bà bầu bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh nhiệt miệng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và bệnh sẽ tự động khỏi trong thời gian khoảng từ 7 - 10 ngày. Vì thế, bị nhiệt miệng khi mang bầu không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ chủ quan, bởi nhiệt miệng sẽ gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt nên các mẹ cần áp dụng các cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian để nhiệt nhanh lành hơn. Tuyệt đối không tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu bị nhiệt miệng nên chữa thế nào?
Súc miệng bằng nước muối bởi loại nước này có tính sát trùng nhẹ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc tự pha nước muối loãng tại nhà.
Bà bầu nên ngủ đủ giấc bởi khi thiếu ngủ sức khỏe sẽ bị giảm sút, tạo điều kiện cho bệnh tật cùng viêm nhiễm dễ dàng xâm lấn, phát triển.
Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày
Bà bầu dùng dầu dừa để thoa lên vết lở miệng. Nên bôi dầu dừa vài lần mỗi ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi.
Bị nhiệt miệng khi mang thai, bà bầu có thể dùng mật ong để điều trị. Bôi mật ong từ 2 - 3 lần mỗi ngày vết thương sẽ nhanh chóng lành lại.
Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Ăn sữa chua
Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày. Các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp làm lành vết loét, giảm đau cực kỳ hiệu quả.
Bột sắn dây
Bột sắn dây là thực phẩm phổ biến giúp hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng ở mẹ bầu. Trong bột sắn dây chứa nhiều chất khoáng và vitamin tốt cho thai phụ.
Mẹ chỉ cần pha bột trực tiếp với nước nóng hoặc đem nấu chín rồi ăn cho mát gan. Mẹ không nên cho thêm đường khi pha bột sắn dây.
Củ cải trắng
Với vị cay, tính lạnh, củ cải trắng cũng là một vị thuốc chữa nhiệt miệng tốt cho thai phụ. Mẹ có thể giã 300gr củ cải trắng rồi vắt lấy nước, sau đó thêm ít nước lọc để súc miệng 3 lần mỗi ngày. Chỉ sau 2 ngày, tình trạng lở miệng của mẹ bầu sẽ thuyên giảm.
Rau xanh
Rau xanh chính là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn làm dịu lại tình trạng nhiệt miệng. Vì chúng có nhiều vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Trong đó, rau ngót, rau mồng tơi hay rau đay… được xem là các loại thuốc dùng trong điều trị chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai. Mẹ có thể dễ dàng vào bếp và nấu nồi canh mồng tơi, canh rau ngót hoặc đơn giản là xay lá làm nước uống.
>>> Xem thêm: Bà bầu bị vỡ ối bao lâu thì bé chào đời, khi bị vỡ ối cần làm ngay điều này
Phong Linh (tổng hợp)