Những nhà giáo không lương và lớp học "bao cấp" giữa Sài Gòn

Những nhà giáo không lương và lớp học "bao cấp" giữa Sài Gòn

Hoàng Dung Nhi

Hoàng Dung Nhi

Thứ 7, 18/11/2017 14:00

27 năm gắn bó với lớp học tình thương, cô giáo Đặng Thị Thu Thảo đã phải trải qua một hành trình đầy gian khó để đem kiến thức đến với những học trò nghèo. Giờ đây, khi mái tóc đã bạc màu nhưng tấm lòng của cô với sự nghiệp trồng người vẫn tròn vẹn như xưa.

image

Người cô giáo hi sinh cả tuổi thanh xuân để mang lại con chữ cho trẻ nghèo.

27 năm về trước, trong một lần tình cờ, cô giáo Đặng Thị Thu Thảo (54 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) gặp một nhóm trẻ trên đường. Cô rất ngạc nhiên khi biết các bé đều mù chữ. Xót xa cho thân phận của các em, cô Thảo quyết định mở lớp xóa mù chữ ngay tại nhà mình và đặt tên Phước Thiện (số 59 Mai Văn Vĩnh, quận 7).

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn

27 năm dạy học, cô Thảo không nhận một đồng lương.

Cô Thảo xúc động chia sẻ: “Trước đây, tôi từng quen với một người, cả hai rất yêu thương nhau. Anh ấy luôn ủng hộ những điều tôi làm, kể cả việc mở lớp học này. Nhưng chẳng may khi đám hỏi vừa xong, anh ấy bị tai nạn rồi qua đời. Từ đó, tôi chẳng yêu thêm được ai cả, cứ ở vậy tới giờ.

Những năm qua, cũng có người ngỏ lời, muốn xây dựng hạnh phúc với tôi, nhưng tôi không đồng ý. Tôi chỉ muốn dành cả đời mình cho lớp học này. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi hiện tại”.

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 2).

Hầu hết học sinh theo học lớp cô Thảo đều là dân nhập cư và không biết chữ.

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 3).

Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình và tình yêu thương cô Thảo dành cho mình, các em đều chăm chỉ học hành.

Để có thêm kinh phí duy trì lớp học, cô Thảo thuê người bán cơm tấm phía trước nhà. Còn những phòng trống trong nhà, cô cho ba mẹ của các em học sinh thuê với giá rẻ. 

Mỗi lớp học sẽ có một giáo viên đứng lớp, chương trình học cũng giống hệt các ngôi trường khác. Chỉ khác có một điều là các em không cần phải đóng học phí.

Năm nay, lớp học tình thương Phước Thiện có 61 học sinh. Khác với mọi năm, năm nay không có lớp 5. Dù căn nhà không lớn được sắp xếp rất khoa học, 4 lớp được chia làm 3 phòng, một phòng rộng bên dưới và 2 phòng trên lầu. Phòng rộng ở dưới được cô Thảo ngăn ra làm hai, một bên dạy lớp 4, một bên dạy lớp 1. Hai phòng trên lầu để dạy lớp 2 và lớp 3. 

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 4).

Học xong buổi sáng, 11h30, các em bắt đầu dọn dẹp bàn ghế và ăn trưa.

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 5).

Ăn trưa xong, lớp học được phân ra nhiều nhóm. Nhóm rửa chén, nhóm quét nhà, lau nhà.....

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 6).

Xong mọi việc, các em bắt đầu ngủ trưa. Đến 13h30, các em bắt đầu học ca chiều.

Các em đi học từ thứ Hai đến thứ Sáu. Ngoài việc được miễn tiền học phí, các em còn được cô Thảo cho ăn trưa miễn phí tại trường.

“Cứ mỗi lần đến giờ ăn trưa, tụi con sẽ chủ động làm công việc của mình theo nhóm mà cô giáo Thảo đã phân công. Nhóm quét nhà, lau nhà cho thật sạch, nhóm sắp xếp bàn vào một góc để lấy chỗ ngồi ăn, nhóm bưng dĩa cơm lên phát cho từng bạn. Ăn cơm xong, một nhóm khác rửa chén... Được phân công làm như vậy, chúng con thấy rất vui và thú vị. Đến giờ, tụi con tự giác làm”, bé Thảo, học sinh lớp 3 cho biết.

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 7).

Từ một học sinh lớp tình thương, bây giờ cô Hoa đã trở thành giáo viên trong trường.

Gia đình - Những nhà giáo không lương và lớp học 'bao cấp' giữa Sài Gòn (Hình 8).

Lớp học còn được gắn thiết bị camera theo dõi.

27 năm qua, cô Thảo đã dạy dỗ được rất nhiều học sinh giỏi ra trường và có công việc ổn định. 

Chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, một trong những học trò đầu tiên của cô Thảo cho biết: “Không có cô Thảo chắc tôi không có được như ngày hôm nay. Ba chị em tôi đều được cô cưu mang và dạy học. Khi lớn lên, có công việc ổn định, tôi về thăm cô thì nghe cô bảo lớp đang thiếu giáo viên. Không ngần ngại, tôi bỏ công việc của mình hiện tại và quyết định trở lại lớp học để phụ cô lo cho đàn em sau mình”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.