Hiện nay, thẩm mỹ là một biện pháp "nâng cấp" sắc đẹp phổ biến ở một vài quốc gia. Nhưng bạn có biết rằng những biện pháp làm đẹp này đã ra đời từ 4000 năm trước? Phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện đầu tiên ở đất nước Hi Lạp cổ đại, với những loại thuốc độc đáo từ thiên nhiên, để làm đẹp vết thương và được các vương tôn quý tộc tôn sùng lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với khám phá lớn của các bác sĩ đi đầu trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nó mới thực sự bùng nổ và trở thành một cuộc cách mạng lớn trong phương pháp làm đẹp trên toàn Châu Âu.
Những cô gái đầu thế kỉ XX luôn áp dụng và thử thách bản thân với những phương pháp làm đẹp mới, cùng sự trợ giúp của nhiều phát minh "thô sơ" mà cho đến nay, với những công nghệ hiện đại cũng phải rùng mình cân nhắc.
Ra đời vào năm 1918, "kẹp mũi" với tác dụng làm mũi thẳng và thon gọn đã trở thành một trào lưu trong giới quý tộc Châu Âu. Với dụng cụ này, họ phải mang theo 24/24 giờ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, những đau đớn trong quá trình sử dụng và biến chứng có hại cho mũi có thể xảy ra bất kì lúc nào.
Bất cứ ai có "khiếm khuyết trên khuôn mặt" trong năm 1912 đã may mắn khi có Lillian Bender, người phát minh ra thiết bị "loại bỏ các nếp nhăn và chảy xệ da thịt" bằng một mặt nạ cao su đầy đủ điều chỉnh. Mặt nạ bao gồm một đầu mở cho miệng, vòng cao su đàn hồi bó chặt lấy cổ, thái dương và má khiến cho người sử dụng không khỏi khó chịu.
Năm 1890, giáo sư Mack đã phát minh ra một dụng cụ để xóa tan nỗi lo về cằm đôi cho các cô gái.Theo đó, nếu đeo dụng cụ này lên mặt và siết chặt đủ mạnh, chiếc cằm sẽ dần hình thành theo khuân mẫu và thon gọn hơn. Tuy nhiên, họ phải chịu đau đớn suốt thời gian sử dụng, các biến chứng như hoại tử vùng da cằm do máu không lưu thông cũng đã xảy ra.
Áo giáp sắt thu gọn vòng veo được phát minh vào những năm đầu thế kỉ XX bởi tiến sĩ Thomson. Theo đó, người dùng sẽ đeo chiếc áo giáp này liên tục, xunh quanh áo giáp là những cây kim khổng lồ. Thomson đã khẳng định nó có thể cho phụ nữ có vòng eo thọn gọn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều phụ nữ phải chịu hậu quả của việc sử dụng dụng cụ này như: lệch xương sống, viêm nhiễm da...
Năm 1933, Tiến sĩ Joseph Brueck giới thiệu "mặt nạ điện" có chứa một "pin của cuộn dây nóng" để làm ấm khuôn mặt và làm tan đi nếp nhăn và tàn nhang. Nếu điều đó có vẻ khó chịu và ngột ngạt, không phải lo lắng: "Trong khi sử dụng mặt nạ, người dùng có thể hít thở qua một ống đặt giữa đôi môi của mặt nạ và nhìn bằng hai hình tròn được cắt trên mặt nạ.
Năm 1909, Maksymilian Faktorowicz nổi tiếng trong giới quý tộc Châu Âu bởi những phát minh điên rồ và táo bạo để cải thiện sắc đẹp cho phụ nữ. Một trong những phát minh đó là chiếc lồng cố định mặt để phụ nữ có khuân mặt thanh thoát hơn. Chiếc lồng sắt này được thiết kế tựa như mũ bóng cháy, tuy nhiên với những thiết kế thô sơ, hiệu quả của nó chưa đến đâu nhưng biến chứng đã được ghi nhận.
Giảm cân bằng con lăn kim loại, đây là phương pháp làm đẹp mà mỗi người phụ nữ phải chịu đau đớn về thể xác.
Tạo núm đồng tiền bằng khung nẹp tự chế. Theo đó, khi đi ngủ, các cô gái sẽ đeo khung nẹp này vào mặt, ép cho lò xo vào một vị trí của má để tạo núm đồng tiền tự nhiên. Phương pháp làm đẹp này cũng gây khá nhiều nguy hiểm vì trong lúc ngủ xương quai hàm có thể bị trật hoặc sai khớp xương.
Ra mắt vào tháng 7 năm 1940, chiếc mũ ma quái này có thể được cắm vào và bật để làm nóng mặt và đầu, mục đích là để kích thích lưu thông, để lại làn da tươi mới hơn. Phát minh này dựa trên lý thuyết về áp xuất ở các vùng núi thường làm cho làn da tươi trẻ và khỏe mạnh.
Loại bỏ tàn nhang bằng cách bịt kín mắt, mũi, miệng... họ chỉ được thở yếu ớt qua một ống nhỏ, phương pháp này có nguy cơ làm người thực hiện không cung cấp đủ ô xi cho tim và xảy ra nhiều biến chứng.
An Nguyên