Phòng thí nghiệm trong băng ở Na Uy. Nằm ở phía bắc của Na Uy, phòng thí nghiệm này được đặt sâu dưới băng 200 m. Để đến đây, chúng ta cần phải đi phi cơ đến một ngôi làng hẻo lánh, đi ô tô và cuối cùng là đi phà để đến các đường hầm nhân tạo dẫn tới lớp băng Svartisen, nơi đặt phòng thí nghiệm. Trong điều kiện tốt, bạn phải đi bộ một tiếng mới tới nơi, còn khi thời tiết xấu, quãng đường này đòi hỏi phải đi từ 4-5 tiếng. Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm này là nghiên cứu chuyển động của băng và tìm hiểu các tảng băng chảy ra trong thời tiết ấm và sự di chuyển của nó có liên quan gì tới hiện tượng động đất hay không.
Trạm quan sát Washington trên đỉnh núi. Trạm nghiên cứu này được đặt ở mơi cực lạnh, sương mù dày đặc, tuyết rơi mạnh và gió cực lớn. Các nhà khoa học ở đây có nhiệm vụ cung cấp thông tin thời tiết trên đỉnh núi New Hampshire, cao 1.917 m so với mực nước biển.
Trạm nghiên cứu đá ngầm đại dương. Trạm này nằm dưới mực nước biển khoảng 15 m. Các nhà nghiên cứu có thể “tá túc” tại đây trong vòng 10 ngày. Trạm có nhiệm vụ nghiên cứu các vỉa san hô và cá xung quanh để tìm hiểu những tác động của việc thay đổi môi trường và con người tói những vỉa san hô và các loài cá nơi này. Ngoài ra, họ cũng tìm hiểu cách thức mà các con sóng đem lại dinh dưỡng và nhiều nguồn lợi khác đến cho san hô.
Trạm nghiên cứu Nam cực. Đây là nơi có rất nhiều trạm nghiên cứu, như trạm quan sát Nam cực, có nhiệm vụ tìm hiểu sự tác động của các tia bức xạ Mặt trời, khí…tới khí hậu của Trái đất; trạm nghiên cứu neutrino dùng để thu thập các phân tử neutrinos không trọng lượng (phân tử này có nguồn gốc từ mặt trời và các tia đến từ vũ trụ)…
Trạm vũ trụ quốc tế. Trạm nghiên cứu này biệt lập tới mức chúng ta phải phóng tên lửa mới đến đó được. Trạm có nhiệm vụ tiến hành các thí nghiệm có liên quan đến sự lão hóa, nghiên cứu môi trường bức xạ …
Theo Kiến thức/LS