Những lưu ý gia chủ cần biết khi thờ Thần Tài - Ông địa
Trong việc thờ cúng Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần tránh phạm phải những sai lầm tối kỵ, ảnh hưởng đến việc thờ cúng như:
- Không cắm hương chồng chéo nhau: Trong mỗi bát hương, bạn nên có cốt là gói Thất Bảo để gia tăng tài lộc, vinh hiển. Việc cắm hương chồng chéo lên nhau sẽ ảnh hưởng đến cốt Thất Bảo làm động linh khí, khiến năng lượng tâm linh phần nào thoát ra ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc tài lộc sẽ bị hao hụt. Do đó, gia chủ cần chú ý điều này.
- Tượng Thần Tài: Cách để ông Thần Tài trong nhà mang lại may mắn, tài lộc phải đi kèm với một sự “chứng giám”. Tức là tượng ông Thần Tài phải có dán chữ nho sau lưng, đã mang đi “chứng” ở các chuyên gia phong thủy.
- Bài vị gương: Bài vị gương là thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ Thần Tài. Tấm bài vị này là vật tương hỗ giúp mang lại tiền bạc, vật chất, của cải.
- Đặt bàn thờ Thần Tài: Bàn thờ Thần Tài không được đặt gần nhà vệ sinh, nhà bếp, trước gương hoặc ở những nơi không sạch sẽ, tối tăm, ẩm thấp. Vị trí đặt phải chắc chắn, không được để các đồ vật khác đâm vào.
- Không được thiếu bát tụ lộc: Bàn thờ Thần Tài không được thiếu các bát tụ lộc. Đó là bát thủy tinh đáy sâu, chứa nước hoặc được rắc hoa tươi. Bát tụ lộc tương trưng cho vinh hiển, phú quý kết tinh.
Sau đây là 1 số điều mà những gia đình đang thờ Thần Tài - Ông Địa cần phải biết:
- Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng… có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc. Đặc biệt là vía thần tài ngày mùng 10 Tết.
- Lễ cúng Thần Tài - ông Địa cũng phải chăm chút cho thật kỹ thì mới có kết quả tốt. Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa năm đầu thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.
Lê Lan (Tổng hợp)