Phần lớn các loại vũ khí trên thế giới hơn một thế kỷ qua tập trung vào các công nghệ truyền thống và dựa trên ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, xã hội hiện đại đã phát triển tới một dấu mốc quan trọng, nơi có bước tiến lớn nhờ công nghệ mới. Do đó, chiến tranh trong tương lai cũng sẽ sử dụng vũ khí dựa trên các công nghệ mới.
Các cường quốc chủ chốt, bao gồm cả Nga, đang phát triển những loại vũ khí như vậy, theo RBTH.
Vũ khí vô tuyến điện tử: Nga tuyên bố vô hiệu hóa tàu khu trục Mỹ
Tuy nhiên, hạn chế của các viên đạn âm thanh là sự tổn hao công suất của sóng âm khiến chúng bị giảm uy lực và chỉ có thể được sử dụng trong khoảng cách ngắn.
Một vấn đề khác với vũ khí sóng âm đó là nguyên lý của nó phải tạo ra một chùm âm thanh hay sóng âm tập trung vào kẻ thù. Nhưng nếu chùm âm thanh bị phân tán, nó có thể gây hại cho chính lực lượng của mình.
Học thuyết quân sự Nga: Đối thủ phải dè chừng
Ngày nay, vũ khí âm thanh chủ yếu được sử dụng bởi lực lượng cảnh sát Mỹ trong các cuộc biểu tình giống như LRAD (Thiết bị Âm thanh tầm xa). Đối với quân đội, việc sử dụng loại vũ khí đòi hỏi năng lượng cao nhưng chỉ hiệu quả ở khoảng cách ngắn như vậy là không thực tế.
Tuy nhiên, học thuyết quân sự của Liên bang Nga thông qua vào năm 2010 đã kêu gọi sử dụng vũ khí sóng âm trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này dự kiến sẽ tiếp tục.
Đọc thêm>>> Đế chế Al Jazeera con át chủ bài hay nguồn cơn khủng hoảng Qatar?
Quốc Vinh