Hội đồng quản trị của Trường ĐH Hawaii vừa nhất trí thông qua kế hoạch xây dựng một chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới đặt trên đỉnh núi Mayna-Kea. Theo đó, đến năm 2018 trên đảo Hawaii sẽ mọc lên một chiếc kính viễn vọng khổng lồ, đường kính tới trên 30 mét.
Khởi xướng ra dự án là Trường Đại học California và Viện công nghệ California (Mỹ), Hiệp hội các Trường ĐH Canada về Thiên văn học. Tham gia vào dự án có các nhà thiên văn và các Đài quan sát Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.
Diện quan sát của tấm gương sơ cấp của kính viễn vọng bằng đúng 10 lần so với các kính viễn vọng quang học hiện đại lớn nhất thế giới. Những hình ảnh quan sát của nó cũng sắc nét hơn 3 lần.
Việc lựa chọn đỉnh Mayna-Kea trên Đảo lớn chỉ được quyết định sau 5 năm tìm kiếm. Chiều cao của ngọn núi lửa cũ này là 4.205 m, bầu trời mỗi năm có tới 300 ngày không mây. Do không có các thành phố lớn trên đảo nên loại trừ được hiện tượng ô nhiễm ánh sáng. Tại đây cũng có một trạm quan sát quốc tế khác.
Một loại rắn lục có sừng vừa được phát hiện tại Tanzania. Căn cứ vào số lượng và khu vực cư trú của nó, các nhà khoa học đã xếp nó vào các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Rắn lục có sừng (Atheris Matildae) được các chuyên gia của WCS và Viện bảo tàng khoa học thành phố Trento (Italia) phát hiện trên vùng bình nguyên đông nam Tanzania. Người ta chưa xác định ranh giới vùng cư trú của rắn song cho rằng rắn chỉ sống trong một khoảnh rừng rất cô lập.
Giải Ngân Hà có ít nhất 100 tỷ hành tinh. Con số này nhiều gấp đôi con số đánh giá hồi tháng 2/ 2011 của NASA. Con số mới này do nhóm các nhà khoa học quốc tế do Steven Kein, Viện Caltech đứng đầu đưa ra. Kết luận của các nhà nghiên cứu dựa trên những quan sát trong suốt 5 năm trong Chương trình tìm hiểm những bất thường ảo trong vũ trụ.
Các nhà khoa học tìm thấy trong rừng rậm của Papua New Guinea một loài ếch nhỏ nhất thế giới. Chiều dài thân của nó chỉ là 6 milimet. Loài ếch tí hon này có màu nâu sẫm cho phép nó sống trên những đám lá rơi trên mặt đất mà không bị săn bắt.
NASA điều chỉnh thành công quá trình bay của Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa Curiosity hướng tới mục tiêu là Hành tinh đỏ. Người ta phải luôn luôn điều khiển để dẫn đường cho phòng thí nghiệm vào điểm chính xác nhất khi hạ cánh.
Vệ tinh của NASA đã chụp được những tấm ảnh về quá trình xuất hiện một hòn đảo mới trên Hồng Hải. Những bức ảnh này được chụp bằng máy EO-1. Trên ảnh, thấy rõ vùng bờ biển Yemen, nơi có rất nhiều đảo nhỏ, tạo ra khi hình thành núi lửa. Trong vùng, có một hệ đứt gãy tạo ra do sự xung đột các mảng kiến tại Aravi và châu Phi.
Giữa tháng 12 tại đây bắt đầu có sự phun trào của miệng núi lửa dưới mặt nước. Tro và dung nham từ mặt nước bay cao tới 30 mét. Một tấm ảnh cho thấy rất rõ những cột khói và tro của ngọn núi lửa nằm dưới mặt nước đang hoạt động. Một ngọn đảo nhỏ đang hình thành.
Vì sao các hành tinh khác có vài vệ tinh thiên nhiên mà Trái đất chỉ có một vệ tinh duy nhất là Mặt trăng? Gần đây nhóm các nhà vật lý thiên văn người Pháp, Philippin và Mỹ đã thử lý giải “sự bất công” này. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng về lý thuyết, Trái đất đã từng có một vệ tinh thứ hai nhưng chỉ tạm thời. Không loại trừ cả giả thuyết nó có thể lớn hơn cả Mặt trăng hiện có.
Theo VNN