Hàng trăm người dân Belize (trước đây gọi là Honduras thuộc Anh, là nơi ít người biết đến nhất ở châu Mỹ La Tinh) và người ủng hộ trên thế giới cùng xếp chữ trên một hòn đảo để tạo thành thông điệp hôm 13/11/2010. Thông điệp kêu gọi con người chú ý tới vấn đề suy thoái môi trường và sự cần thiết bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Một nhà báo lấy mẫu nước màu đỏ trên một con sông ở Trung Quốc, có khả năng bị ô nhiễm bởi hai nhà máy hóa chất bất hợp pháp gần đó.
Một tòa nhà được xây dựng giữa khu rừng ngập mặn khô cằn ở Cancun. Trong 40 năm kể từ Cancun được thành lập, vô vàn khu rừng ngập mặn nằm dọc bờ biển Caribe của Mexico đã bị phá hủy.
Ảnh chụp từ không trung khu rừng bị khai thác trái phép gần công viên quốc gia Amazon. Kể từ khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhậm chức vào tháng 1/2011, bà đã đảo ngược luật phá rừng, tìm cách mở đường cho các đập thủy điện và các dự án cơ sở hạ tầng khác.
Một gốc cây bị đốn xén la liệt là lời nhắc nhở về nạn phá rừng trên diện rộng.
Nhà máy lọc dầu bất hợp pháp bị phát hiện dọc theo một con lạch bên ngoài trung tâm thành phố cảng Harcourt trong khu vực đồng bằng sông Nigeria.
Nigeria là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi. Ngành công nghiệp ngầm được cho là trị giá hàng trăm triệu USD/năm.
Một người đàn ông thu thập các vật liệu tái chế tại bãi rác lớn nhất Mỹ Latinh. Bãi rác này đã bị đóng cửa hồi tháng 5/2012, trước khi hội nghị thượng đỉnh Rio+20 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững.
Hàng ngàn con cá chết chồng chất lên nhau ở Rio de Janeiro (Brazil). Cá chết bởi nồng độ oxy giảm do ô nhiễm.
Con bồ nông nâu với bộ lông vũ ướt sũng bởi dầu tràn trong một hồ bơi sau thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico.
Tuấn Anh