Những tảng đá tiên tri ở Trung Quốc

Những tảng đá tiên tri ở Trung Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 23:56

Có nhiều người tin rằng ở Trung Quốc, có những tảng đá "soi chiếu" vận mệnh của đất nước này.

Vong Tần Thạch

Người ta nói rằng không lâu trước khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng qua đời, một thiên thạch khổng lồ từ trên trời rơi xuống. Sau đó, người ta tìm thấy những lời “Tần Thủy Hoàng chết và đất đai của ông ta bị phân chia” được viết trên đá. Bởi vì Tần Thủy Hoàng không thể tìm ra người nào đã làm điều đó nên ông đã giết tất cả bá tánh gần nơi tảng đá. Trên thực tế, những lời này là một lời tiên tri. Ngay sau đó, Tần Thủy Hoàng chết đi và sáu nước đã bị ông ta đánh bại trước đó đã phục quốc và giành lại lãnh thổ của mình. Lời tiên tri viết trên đá đã được thực hiện. Toàn bộ sự kiện này được ghi lại trong Tiểu sử của Tần Thủy Hoàng, chương thứ sáu của Jing Shi (Sách Ngợi ca).

Mưa sao băng ở Cát Lâm

Ngày 8 Tháng Ba, 1976 vào lúc 15:01, mưa sao băng đổ xuống Cát Lâm, bao phủ một diện tích khoảng 500 km vuông. Ban đầu, một quả cầu lửa lớn bay ngang qua bầu trời và ngay sau đó nó vỡ tan thành ba phần – một quả cầu lửa lớn và hai quả cầu nhỏ hơn kèm theo vô số những đá thiên thạch nhỏ. Ba quả cầu lửa bay thẳng hàng về phía tây một cách nhanh chóng. Trong khu vực này, hàng triệu người có thể nghe thấy những âm thanh rền vang như sấm được tạo ra bởi các sóng xung kích từ những quả cầu lửa đang bay với tốc độ cao. Ngay cả ở xa hàng trăm cây số, tiếng ầm ầm ngút trời cũng có thể được nghe rõ ràng. Sức mạnh khổng lồ của các sóng xung kích, tương tự như thứ phát ra từ một quả bom nguyên tử, gây thiệt hại nghiêm trọng trên khu vực Cát Lâm. Nhiều người dân thông báo rằng cửa sổ của họ đã bị vỡ tan thành từng mảnh.

Thế giới - Những tảng đá tiên tri ở Trung Quốc

Sao băng 1 hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng thiên thạch Cát Lâm ở TP Cát Lâm, là thiên thạch lớn nhất được tìm thấy trong những lần gần đây.

Ở Trung Quốc, có một truyền thuyết dân gian về mưa sao băng, một sự kiện xảy ra ít hơn một lần trong vòng 100 năm. Ba tảng đá khổng lồ đã rơi xuống ám chỉ rằng ba nhân vật quan trọng sẽ qua đời. Đúng như dự đoán, ba nhân vật quan trọng, bao gồm Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông, đã qua đời vào năm 1976.

Vô số đá thiên thạch khác tương ứng với một thảm họa tự nhiên lớn. Ngày 28 tháng Bảy 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc đã xảy ra một trận động đất lớn. Trận động đất này là trận động đất thảm khốc nhất được ghi lại trong vòng 400 năm qua. Năng lượng của trận động đất tương đương với sức công phá của 400 quả bom nguyên tử nổ ở độ sâu 16km dưới lòng đất. Tất cả các tòa nhà ở Đường Sơn, một thành phố hơn một triệu cư dân, đã bị sụp đổ gần như ngay lập tức. Số người tử vong được ước tính vào khoảng 240.000 người và hơn 160.000 người khác bị thương.

Những hòn đá kê Thiên Đàng

Một số câu chuyện đá mang tính tâm linh có thể được tìm thấy trong những truyền thuyết của Trung Quốc. Người ta nói rằng núi Taihang và núi Wangwu là những hòn đá kê trong thời cổ đại cho các vị thần bước lên để bay về trời. Để cho con cháu của họ dự đoán được nhiều những phúc lành và thiên tai trong thế gian, những vị thần đã để lại một hòn đá tâm linh cho họ, hòn đá gọi là “đá heo kêu”.

Đá heo kêu

Đá heo kêu được tìm thấy tại một ngôi làng, là một danh lam thắng cảnh thuộc Thái Hành Sơn của TP Vĩnh Lâm, Trung Quốc. Đá heo kêu còn được gọi là “đá cảnh tỉnh”, “đá tâm linh”, “đá thần” và “đá kỳ lạ”. Bởi vì âm thanh nó phát ra giống tiếng lợn kêu nên người ta gọi nó là “đá heo kêu”

Người ta nói rằng khi những sự kiện quan trọng sắp xảy ra ở Trung Quốc, đá heo kêu sẽ kêu lên - những tiếng kêu lớn cho các sự kiện lớn và những tiếng kêu nhỏ cho các sự kiện nhỏ. Khi nó kêu, một rung động nhẹ có thể được cảm nhận bằng cách chạm tay của bạn vào đó. Nếu mọi người ở quá gần nó, nó sẽ lập tức ngừng kêu. Sau khi im lặng một lúc, nó sẽ lại kêu lên. Âm thanh của nó rất sinh động, như tiếng kêu của lợn khi nó chạy ngang qua hòn đá. Đồng thời, âm thanh đôi khi lớn nhưng đôi khi lại nhỏ, khó có thể ghi âm. Đá heo kêu được mệnh danh là “Kỳ quan đệ nhất của Thái Hành Sơn”.

Thế giới - Những tảng đá tiên tri ở Trung Quốc (Hình 2).

Đá heo kêu

Một số báo cáo tiết lộ rằng một số chuyên gia ở Trung Quốc đã đến đó để tìm hiểu làm thế nào mà hòn đá có thể kêu, nhưng họ không thể tìm thấy bất kỳ lý do hợp lý nào để giải thích hiện tượng đó. Một số người dân lớn tuổi trong vùng nói rằng đá heo kêu giống như một nhà tiên tri đã tu luyện thành đạt. Đối với những biến đổi của thế giới, trong vài trăm năm qua nó đã đưa ra những cảnh báo chính xác cho người dân địa phương về các sự kiện lớn trước khi chúng xảy ra.

Một số ví dụ bao gồm việc Li Zicheng dàn dựng một cuộc nổi loạn chống lại triều đình cuối triều nhà Minh, Quân đồng minh tám nước tấn công Trung Quốc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ II, Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, sự bùng nổ của dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính, vv… Những người dân trong vùng luôn luôn biết trước rằng một sự việc quan trọng sắp sửa sẽ xảy ra thông qua đá heo kêu. Thêm vào đó, những người lớn tuổi trong vùng nói rằng đá heo kêu luôn “giữ kín miệng”. Nó chỉ kêu một vài lần trước mỗi khi những sự kiện quan trọng xảy ra. Tuy nhiên, nó đã liên tục kêu trong những năm gần đây. Điều này đã làm những người dân lớn tuổi trong vùng nghĩ rằng sẽ có vài sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Nguyễn Trần Bình


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.