Những 'thành tích' đáng quên của Vinashin

Những 'thành tích' đáng quên của Vinashin

Thứ 2, 04/11/2013 19:45

Vụ án kinh tế của Tập đoàn Vinashine đã gây ra lỗ hổng kinh tế lớn nhất Việt Nam hiện nay bởi sự thất thoát hàng chục nghìn tỷ VNĐ dẫn đến những hậu quả thiệt hại nặng nề cho đất nước.

Đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia ( tên Việt là hoa Sen).  Tàu Hoa Sen là tàu chở xe và hành khách, trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001và  mua về Việt Nam năm 2007 với giá 60 triệu đô tương đương  gần 1300 tỷ đồng theo tỷ giá thởi điểm đó nhằm chuyên chở hàng hóa, du lịch trên tuyến Bắc- Nam. Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu.

Bất động sản - Những 'thành tích' đáng quên của VinashinTàu Hoa Sen Vinashin

Tàu Hoa Sen kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.  Dự án này đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ đồng.  Theo giám định,  hậu quả dự án này đã gây thiệt hại cho Vinashin nói riêng và ngân sách nói chung gần 470 tỷ đồng, trong đó riêng tiền lãi vay và chi phí vay vốn đã lên tới hơn 464 tỷ.

Tiếp theo đó, Công ty Vận tải viễn dương Vinashine (VNSlines) là công ty con của Vinashin đầu tư hơn 200 triệu USD (khoảng 3.136 tỷ đồng) để mua về 6 con tàu có tuổi đời từ 22 đến 26 năm. Gần như tất cả các con tàu này đều không chạy được, hỏng hóc.

Bên cạnh đó, dự án đóng tàu Lash Sông Gianh cũng gặp phải vấn đề tương tự, khi mà chỉ chạy được 1 chuyến duy nhất, chở than từ tỉnh Quảng Ninh vào Sài Gòn rồi “ im bặt”. Trong đó, doanh thu từ chuyến hàng này chưa được 1,8 tỷ VNĐ thì tiền bỏ ra để chi phí và nhân công đã mất gần 4 tỷ đồng. Tệ hại hơn, thời gian hoàn thành chuyến hàng duy nhất này cũng đạt mức kỷ lục là gần 2 tháng. Vậy mà từ đó đến giờ, con tàu Lash này nằm “ đắp chiếu” tại cảng Nhà Bè - Sài Gòn.

Tiếp tục là dự án nhà máy điện Diesel với tổng mức đầu tư gần 36 triệu USD. Mặc cho trong hợp đồng quy định rõ ràng các thiết bị, máy móc phải được mua sắm có xuất xứ từ châu Âu, nhưng Ban Quản trị Vinashin vẫn mua về những thiết bị đã qua sử dụng nên kém chất lượng. Trong đó, tệ hại nhất là mua thiết bị chính từ nhà máy điện Diesel cũ ở Trung Quốc. Nên sau hơn 2 năm vận hành ( từ 2007 đến 2009), nhà máy cái Lân đã thua lỗ hơn 62 tỷ đồng, dẫn đến tổng các khoản nợ không có khả năng thanh toán lên đến 27,58 triệu USD và 107,5 tỷ đồng.

Hệ lụy từ những tổn thất nặng nề trên, ngày 1/11/2011 Vinashin đã chính thức bị Công ty Elliot VIN ( Hà Lan) khởi kiện lên tòa án tại Anh, liên quan đến khoản nợ 600 triệu USD vay bằng trái phiếu. 60 triệu USD từ khoản vay này đã đến hạn trả nợ từ tháng 12/2010 nhưng Vinashin và các công ty con không có khả năng thanh toán.

“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi giờ giải lao phiên họp QH ngày 31/10.Trong gần 6 năm hoạt động trên lĩnh vực tàu biển, Vinashin không những không đóng góp cho lợi ích kinh tế đất nước mà trái lại làm kinh tế Việt Nam đi xuống trầm trọng. 

Hà Châu (Seatimes)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.