Thí nghiệm sứa trong không gian
Nhà khoa học, tiến sĩ Dorothy Spangenberg muốn biết lực hấp dẫn có ảnh hưởng thế nào đối với con người nên đã tiến hành thử nghiệm với vài ngàn con sứa. Vào tháng 6/1991, nhà khoa học và nhóm của mình đóng gói 2.478 con sứa cùng với phi hành đoàn của tàu con thoi Columbia tiến hành thí nghiệm. Sứa thích nghi tốt trong quỹ đạo, nhưng không may, khi chúng được đưa trở lại Trái đất, những con sứa được ghi nhận là bất bình thường và không thể thích ứng với trọng lực.
Chứng minh cá heo thân mật được với người
Năm 1967, nhà nghiên cứu cá heo John Lilly xuất bản cuốn sách gây tranh cãi “The Mind of The Dolphin”, ông đã cho trợ lý của mình là Margaret Howe sống và giảng dạy một con cá heo đực tên là Peter. Sau một thời gian, Peter đã trở thành ham mê hơn và liên tục cố gắng để giao phối với Margaret. Nhưng sau cùng, thí nghiệm bị dừng lại khi chính quyền phát hiện ra ông này dùng ma túy LSD cho cá heo khi thí nghiệm.
Máy duy trì sự sống
Năm 1928, nhà khoa học Nga Sergei Brukhonenko gây sốc khi giới thiệu máy hỗ trợ sự sống kỳ lạ của mình. Chiếc máy có tên "autojector" được cho là có thể duy trì sự sống. Để chứng minh quan điểm của mình, Sergei đã trình bày thí nghiệm với chiếc đầu của một con chó. Thật ngạc nhiên, con chó vẫn duy trì sự sống. Tuy nhiên, thí nghiệm này gặp phải nhiều bàn cãi và vẫn chưa được xác thực.
Thí nghiệm gây thuốc nghiện trên loài khỉ
Đã từ lâu, con người sử dụng động vật nhằm mục đích nghiên cứu cơ thể của chính mình cũng như phát triển các loại thuốc vắc xin, thế nhưng thí nghiệm thuốc gây nghiện năm 1969 lại vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật. Trong thí nghiệm này, một lượng lớn khỉ và chuột đã bị mang ra làm thí nghiệm. Chúng được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi các động vật đã có thể tự tiêm thành thục, người ta cung cấp cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng.
Thử nghiệm khơi gợi sự xấu xa của con người
Thử nghiệm "khơi gợi" sự xấu xa của con người của nhà tâm lý học Stanley Milgram, các nhà nghiên cứu CL Sheridan và RG King đã đưa ra một phiên bản thí nghiệm thậm chí tàn bạo hơn. Họ đưa ra giả thuyết rằng thí nghiệm trên con người có thể không trung thực, vì vậy họ đã quyết định thay thế các nạn nhân bằng loài chó sống. Những cú trừng phạt bằng điện giật được coi là vô hại, nhưng nó đủ để hành hạ tàn độc những con chó con.
Hồi sinh xác chết
Nhà khoa học Robert Cornish, Mỹ vào những năm 1930 đã thực hiện thí nghiệm với mong muốn khôi phục lại sự sống cho những người đã chết trên đối tượng là loài cáo. Robert đã đẩy xác chết bập bênh lên xuống để tuần hoàn máu, đồng thời tiêm vào các chất adrenalin và chất chống đông. Trong 4 con thực hiện thí nghiệm, có 2 con đã sống sót nhưng bị mù và ảnh hưởng não. Năm 1947, Cornish chế máy phục sinh mới và tìm kiếm thí nghiệm trên con người. Thomas McMonigle, một tù nhân sắp bị tử hình, đã tình nguyện làm vật thí nghiệm cho Cornish nhưng bị chính quyền bang California phản đối.
Ghép đầu
Thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của khoa học. Con người lúc đó đã bắt đầu những chuyến thám hiểm không gian, xem tivi... Năm 1954, ca ghép nội tạng đầu tiên thành công đã mở ra nhiều hi vọng mới cho kỹ thuật cấy ghép. Và các nhà khoa học đã nghĩ tới việc cấy ghép… đầu người.
Tin rằng bộ não con người giống như một cục pin đã được gắn liền với một số "dây", cụ thể là hệ thống thần kinh, tiến sĩ Frankenstein đã tiến hành thí nghiệm để chứng minh quan điểm của mình trong năm 1817 trên loài mèo. Nhà khoa học này đã thực hiện các thí nghiệm được cho là “đẫm máu” với chú mèo thí nghiệm. Con vật bị mất dần tất cả các chức năng cảm giác, chuyển động cơ và cuối cùng thiệt mạng.
Cấy ghép não khỉ vào loài khác
Giữa những năm 1960, nhà giải phẫu Robert J. White. đã thử cấy ghép não của chó và khỉ vào các con thú khác. Công trình của ông từng gây được chú ý khi vào năm 1970 nhà khoa học này giới thiệu một con khỉ còn sống với phần đầu và thân được ghép lại từ 2 con khỉ khác nhau. Tuy nhiên, con khỉ đó cũng không thể sống quá 2 ngày.
Thí nghiệm tình dục trên gà tây
Hai nhà nghiên cứu Martin Schein và Edgar Hale tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ đã thử từ từ loại bỏ các bộ phận trên mô hình gà tây cái để kiểm tra khả năng kích thích tình dục của gà tây đực. Kết quả cuối cùng khiến họ ngạc nhiên, dù chỉ còn mỗi cái đầu ở lại thì con gà đực vẫn “máu gái”.
Mèo điệp viên
Vào những năm 1960, giữa thời Chiến tranh Lạnh, các hoạt động gián điệp nằm trong rất nhiều các âm mưu do thám của 2 chính phủ Mỹ và Liên bang Xô Viết. Lúc đó CIA đã bỏ ra đến 10 triệu đôla (khoảng 208 tỷ VNĐ) và 5 năm trời để huấn luyện một con mèo gián điệp (được biết với cái tên Acoustic Kitty). Ngoài việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén vào trong con mèo; đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.
Sau một số cuộc giải phẫu gắn thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói của con vật, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ. Liệu cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái và tàn ác? Người dân Mỹ không biết gì về cuộc thử nghiệm trên cho đến khi các tài liệu liên quan được tiết lộ vào năm 2001.
Duyên Trần (tổng hợp)