Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải

Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 6, 04/09/2020 09:51

Theo các chuyên gia, những thói quen xấu khi nấu cơm không những lấy đi những dưỡng chất quý giá trong gạo mà còn gây ra bệnh tật khiến cơ thể suy kiệt, trong đó có ung thư.

Là món chính với đại đa số người dân Việt, bởi vậy nấu cơm là công việc hàng ngày quen thuộc với nhiều người.

Tuy nhiên, để có một bát cơm ngon, một nồi cơm đúng chuẩn không phải ai cũng đủ tự tin để nói rằng "Tôi làm được".

Dưới đây là những lỗi sai điển hình khi nấu cơm mà nhiều chị em nội trợ mắc phải.

Sử dụng gạo mốc

Sức khỏe - Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải

Gạo mốc là một trong những nguyên nhân khiến người ăn có nguy cơ cao mắc các bệnh đường ruột, ung thư.

Nhiều bà nội trợ vì lý do tiếc của mà sử dụng lại gạo mốc bằng cách vo thật kỹ. Tuy nhiên, điều này vừa mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo, lại vô cùng nguy hại hại cho sức khỏe.

Bởi khi gạo có biểu hiện mốc thì bản thân nó không nằm ở vỏ mà những vi nấm đó đã nằm từ trong thân của gạo nên bạn không thể loại sạch bằng việc vo nhiều lần.  

Đặc biệt lưu ý, chị em thường bỏ qua, đó chính là dù vội hay không vội, chúng ta nên rửa tay khi vo gạo.

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hàng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn.

Trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.

Vo gạo quá kỹ

Sức khỏe - Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải (Hình 2).

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ), hạt gạo trắng nhìn rất đẹp mã nhưng chưa chắc đã ngon hơn.

Trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài. Nếu ăn loại gạo này thường xuyên bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn.

Hầu hết chúng ta thường có thói quen vo gạo cho hết phần nước đục nhưng chính phần nước đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất.

Khi vo gạo quá kỹ bạn vô tình làm cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…biến mất.

Để giữ lại dưỡng chất cho hạt gạo chỉ cần cho nước vào gạo lắc nhẹ để loại bỏ trấu và sạn nếu có.

Nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Thế nhưng bạn có biết để an toàn với người dùng, nhà sản xuất đã tạo 1 lớp bảo vệ mặt nồi.

Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rá sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu. Cơm sôi nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với không khí bởi đây là yếu tố phá hủy thêm các vitamin trong gạo.

Ngâm gạo trước khi nấu cơm

Sức khỏe - Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải (Hình 3).

 

Việc ngâm gạo trong nước sẽ làm cho hạt gạo bị trương khiến cho các chất dinh dương bị hòa tan trong nước. Lúc này hạt gạo sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Nấu cơm bằng nước lạnh

Sức khỏe - Những thói quen xấu khi nấu cơm mà 99% người mắc phải (Hình 4).

 

Nhiều bạn sẽ có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước.  

Do vậy bạn hãy từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh mà nên thay bằng nước sôi để giúp hạt gạo thơm dẻo cũng như giúp giữ lại các chất dinh dưỡng.  

Trang Dung (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.