Tiến sĩ dồn chồng “tay trắng”
Ngày 21/10 vừa qua, ông Vương Chí Linh (68 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tẩm xăng tự thiêu ngay trong chính căn nhà của mình.
Trước khi tự thiêu, ông Vương Chí Linh (68 tuổi) đã xảy ra xô xát với vợ là bà Nguyễn Thị Tường Vân (60 tuổi) và chính ông đã tạt a-xít vào người bà.
Ông Linh người Hà Nội vào Nam năm 1985 làm cán bộ ngành xây dựng. Ông gặp bà Vân và đã tổ chức đám cưới vào năm 2002.
Bà Vân vốn là một trí thức, có học vị tiến sĩ cũng là cán bộ nhà nước. Sau khi cưới tài sản của hai người gần như tương đương đã gộp lại để cùng nhau làm ăn, sinh sống.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của bà Vân, bà sẽ phải chia năm xẻ bảy tài sản cho các con riêng của ông một khi ông qua đời. Vì thế mâu thuẫn trong gia đình ngày càng khoét sâu.
Để chiều lòng vợ, ông Linh đã làm các giấy tờ chuyển toàn bộ số tài sản ông có cho bà lên đến trên 30 tỉ đồng với điều kiện bà Vân phải chăm lo cho ông đến cuối đời. Thế nhưng, chỉ 3 năm sau ngày ký các văn kiện chuyển sở hữu tài sản, bà Vân đưa đơn ra tòa xin li dị với ông. Từ một tỉ phú trong phút chốc ông trở thành trắng tay.
Sự cố xảy ra vào sáng 21/10 là hệ quả của vật chất đã làm lóa mắt mất đi hết tình nghĩa phu thê.
Bác sĩ "lột quần áo, đánh vợ sảy thai"
Ngày 30/8/13, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ kỷ luật cảnh cáo, cắt thi đua 3 tháng đối với bác sĩ Phạm Kha Ly, công tác tại Khoa Tiêu hóa - Huyết học. Lý do bác sĩ 31 tuổi này bị kỷ luật vì bạo hành gia đình, đánh vợ khi chị Cẩm đang mang thai.
Một năm rưỡi trước chị với Kha Ly đăng ký kết hôn, làm lễ cưới theo phong tục truyền thống.
Đến đầu năm nay người chồng nghi ngờ vợ "ngoại tình". Ngày 22/3, chị Cẩm bị chồng khóa cửa, dùng dây xích trói tay, đánh đập từ 9 - 15h trong tình trạng không mảnh vải che thân.
"Tôi khóc, xin chồng tha mạng nhưng càng khóc thì anh ấy càng đánh nhiều hơn. Khi cho tôi mặc lại quần áo, chồng tôi lấy hết nữ trang cha mẹ 2 bên cho trong ngày cưới. Tiền, điện thoại của tôi cùng bị 'tịch thu' rồi anh ấy gom quần áo, bảo tôi ra khỏi nhà trọ" - người vợ viết trong đơn.
Sáng 23/3, chị Cẩm đến Công an phường An Bình (Ninh Kiều, Cần Thơ) trình báo vụ việc. Một tuần sau thai phụ có dấu hiệu ra huyết, được bác sĩ chẩn đoán sảy thai.
Thạc sĩ dùng búa đánh chết vợ
Ngày 19/5/13, anh Nguyễn Văn Biên (55 tuổi), thạc sỹ nông nghiệp làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Phú Thọ), đã dùng búa đánh chết vợ là chị Nguyễn Thị Hồng Hà (53 tuổi).
Thạc sĩ dùng búa dậy vợ Nguyễn Văn Biên
Trưa ngày 19/5, anh Biên cùng một vài người bạn ra quán uống rượu. Khoảng 16h cùng ngày, anh Biên về nhà rồi cùng vợ đi tưới chè. Chị Hà vốn không đồng ý với việc anh Biên đi uống rượu la cà nên cũng có những lời trách móc chồng. Tới bữa cơm tối, biết mình có lỗi, anh Biên chủ động dọn cơm và bảo chị Hà vào ăn nhưng chị Hà trả lời rằng không ăn.
Sau đó còn chọc giận chồng rằng anh thì cần gì phải ăn cơm. Hai bên sau đó đã có những câu nói xúc phạm nhau… Không làm chủ được bản thân, anh Biên đẩy chị Hà vào khu bếp ăn, sau đó đập đầu của chị Hà vào tường. Chưa dừng lại ở đó, anh tiếp tục đẩy chị Hà ngã xuống đất sau đó dùng chiếc búa để ở gần đó đập vào đầu vợ… Khi thấy chị Hà nằm bất tỉnh, Biên ôm lấy vợ kiểm tra nhưng chị Hà đã tắt thở. Biên bị bắt về tội giết người.
Tiến sĩ có thể thành sát thủ vì không được học làm chủ cảm xúc
“Một người có trong tay bằng tiến sĩ cũng có thể trở thành một kẻ sát thủ bởi vì họ chỉ được học về kiến thức chuyên môn chứ không được học về cách làm chủ cảm xúc”- chia sẻ của thạc sĩ Quách Tuấn Khanh - diễn giả hàng đầu Việt Nam trên Men&Life.
Trước câu hỏi “Anh có sự lý giải nào cho những con người tưởng như rất hiền lành nhưng lại khiến cho cả xã hội bàng hoàng vì những vụ giết người khủng khiếp hoặc những hành động dã man, tàn độc?” - ông Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng nguyên nhân của một số trường hợp giết người, trả thù vì ghen tuông trong chuyện tình yêu là do họ không biết cách yêu....
Ngoài ra, phần lớn chúng ta đang được giáo dục sai lầm dưới nhiều hình thức khác nhau về cách thể hiện sức mạnh và quyền lực trong cuộc sống. Con người ngày càng hành xử giống “loài thú” hơn khi họ ít đón nhận nhau, đề cao “cái tôi”, đề cao quyền lực “cơ bắp”, vũ lực, quân sự… Giáo dục cũng thường chú trọng đế kiến thức chuyên môn chứ không dạy cho người ta biết cách nhận diện, kiểm soát và chuyển hóa những cảm xúc.
Thực tế cho thấy, xã hội ngày nay người ta quan tâm nhiều đến bằng cấp, địa vị, danh vọng… nên họ chú trọng đến việc học vì tấm bằng và kiến thức chuyên môn nhiều hơn. Nhưng trong mối quan hệ cư xử giữa con người với con người: bố mẹ với con, chồng - vợ, bạn bè,… chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến việc người ta có biết cách cư xử, biết thông cảm, hiểu và sống hạnh phúc với nhau hay không, chứ chúng ta không quan tâm đến việc người đó có bao nhiêu bằng cấp trong tay.
Nếu một người có trong tay bằng tiến sĩ nhưng không biết phương pháp nhận diện, chuyển hóa cảm xúc, không biết cách dùng lý trí (phần võ não), năng lực cảm xúc EQ… thì chắc chắn cuộc sống của họ sẽ gặp trục trặc và họ cũng có thể trở thành một kẻ giết người như những kẻ thất học khác. Ngược lại, một người không có học thức về chuyên môn, không được đến trường học nhưng có khả năng làm chủ được cảm xúc thì họ sẽ biết cách cư xử và sống tốt.
Theo Vietnamnet