Ngay khi nạn khai thác đá rộ lên, cướp bóc, tranh giành giữa các băng nhóm tại hai điểm nóng Quỳ Châu (Nghệ An), Lục Yên (Yên Bái) diễn ra khốc liệt. Đêm nào cũng có đâm chém cướp bóc và trong các bãi. Dân đào sa khoáng đối xử với nhau bằng luật rừng, đội mạnh ăn cướp của đội yếu, pháp luật chẳng thể giúp họ tìm thấy công bình.
> Đọc thêm: 'Đế chế đá đỏ' và những trận huyết chiến (Kỳ 1)
Ngã ba từ đường 48 vào đồi Tỷ, nơi đây từng được coi là “lãnh địa máu” của nhiều băng nhóm, cũng là “ngã 3 tử thần” khi năm 1991, 84 xác người được đưa từ đồi Tỷ ra bằng con đường mòn này.
Huyết chiến kinh hoàng
Thời đó hỗn mang, các băng nhóm đua nhau mọc lên và hàng trăm vụ thanh trừng đẫm máu để tranh giành địa bàn, cướp giết liên tục xẩy ra.
Gây nhiều nỗi kinh hoàng thời đó ở Châu Quỳ là băng Gia Đua, đêm nào cũng tiến hành các vụ cướp giết tại các bãi đào. “Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này và đã gắn bó với đá đỏ từ những ngày đầu, tôi chứng kiến nhiều vụ cướp kinh hoàng. Đêm nào cũng có máu đổ, dân đào đá chẳng ai là được yên thân cả. Băng Giá Đua từng chém hàng chục người, cướp của hàng trăm người” – anh Phan Đình Hiếu, một thợ đá 20 năm nay vẫn gắn bó với đất Quỳ Châu kể.
> Đọc thêm: Cơn khát Ruby ở 'lãnh địa máu' (Kỳ 2)
Đây là giấc mơ đổi đời, cũng là sự chấm hết của nhiều sinh mạng đang tuổi thanh xuân phải nằm lại vùng Quỳ Châu khi theo đuổi những hòn đá đỏ.
Liều lĩnh và táo tợn hơn cả là băng cướp Cờ Đỏ do Long “mặt chai” cầm đầu. Chúng không chỉ tiến hành trăm vụ đâm chém, cướp giết tại các bãi sa xung quanh hai ngọn đồi Tỷ và đồi Triệu, mà còn dùng uy để ép dân đào, cướp đá, thu phế những người không cung phụng…. Những cái tên như Hùng “cùi”, Thành “lợn”, Huế “mặt trâu”, Hùng “trố”; Cao Văn Vĩ, Phong “điên”… đã trở thành nỗi khiếp sợ với dân đào đá tại đây. Người nào chống đối chúng phải trả giá bằng máu và thậm chí là mạng sống.
Nhưng trong hàng chục nhóm tại Quỳ Châu, nhóm khét tiếng nhất vẫn là băng do Ph. “trọc” (SN 1968) cầm đầu. Băng này trang bị súng AK, nhiều lựu đạn, lê, kiếm. Có những đêm chúng ngênh ngang đi giữa đường với đủ loại hung khí trên tay. Suốt nhưng năm đầu của thập niên đá đỏ, băng Ph. “trọc” tiến hành hàng trăm vụ cướp bóc đẫm máu. Có khi chỉ cần vài chai bia tàu xanh lè là Ph. sẵn sàng vác kiếm chặn đường cướp của, chém người. “Tiền nó kiếm được cũng chỉ đổ vào bia rượu, gái gú hết. Có lần tụi nó vào một gia đình người địa phương, cướp đá, trói bố lại và thay nhau hãm hiếp cả con gái” – chị H., một người dân địa phương cho hay.
Trong khi đó, trận chiến giành bãi kinh hoàng nhất diễn ra tại vùng đá Lục Yên (Yên Bái) là giữa hai đội Yên Bái và Phố Lu (Lào Cai) vào năm 1993 . Hàng chục người lao vào nhau đâm chém, tiếng hung khí, những tiếng thét đau đớn tạo nên cảnh hỗn mang. Trận chiến chỉ dừng lại khi một vài người gục xuống, bất động trên những vũng máu tươi.
> Đọc thêm: Ám ảnh 'đế chế đá đỏ' chôn vùi hơn 80 oan hồn (Kỳ 3)
Anh Nguyễn Duy Bảo, một bưởng trưởng sớm nhận được sự bạc bẽo ở các bãi đá và trở về làm nghệ nhân. Nay anh có một cửa hàng tại số 1 Hàng Bạc chuyên mua bán và chế tác đá quý.
Và những vụ chôn sống đối thủ
Chị Hằng, người bản địa cho biết thêm: “Nhiều vụ tranh giành nhau, có người bị chôn sống. Như hai thanh niên tên Minh Muộn và Đăng người Thanh Hóa, bị chôn sống sau đồi Cỏ May. Ấy vậy mà chẳng có vụ án nào được đưa ra ánh sáng vì không có bằng chứng”.
Lang bạt khắp các mỏ đá Lục Yên (Yên Bái), anh chàng bưởng trưởng người Lục Yên tên Nguyễn Duy Bảo sớm nhận ra sự bạc bẽo của cái nghề kiếm tiền từ những giọt máu đào từ lòng đất. Sau 20 năm sống trong cảnh “cá lớn nuốt cá bé”, anh đã tìm đường về Hà Nội gây dựng lấy cho mình một tương lai bền vững và ít khốc liệt hơn từ chút vốn ít ỏi và kinh nghiệm tích lũy được trong những năm gắn bó với đá.
Với đôi mắt tinh tường của một nghệ nhân và sự điềm tĩnh của một tay hảo hán từng vào sinh ra tử trong bãi đá đầy rẫy anh chị, anh Bảo kể lại: “Trong số hàng trăm người đạt về vùng Lục Yên (Yên Bái) khai thác đá ruby và trụ lại được đến ngày nay, đều là đao búa, bị truy nã, tù tội không có chỗ nào để đi. Những con người sống ngoài vòng pháp luật này, dù sẵn sàng đổ máu, nhưng cũng rất biết lấy tình nghĩa làm trọng”.
Từ tháng 10/1990, anh Phan Đình Hiếu đã tham gia đào đá đỏ ở Quỳ Châu, khi vùng đất này chỉ mới có 15 hố đào đá. 20 năm sau, những câu chuyện máu và đá ở vùng đất này mới được nhân chứng sống ở Quỳ Châu mở lòng với PV.
Bãi đá Lục Yên thuở chưa xa ấy được phân theo địa giới rõ ràng: bãi Hà Nội (chỉ có người Hà Nội tụ họp lại), bãi Nam Định (chỉ có người Nam Định góp mặt khai thác), bãi Thái Bình, bãi Hải Phòng… Tuy nhiên không ít lần những bãi đá này nhuốm máu tươi bởi những cuộc hỗn chiến. “Sau các trận chiến, các đội tự lấy xác đưa về các gia đình thôi chứ chẳng biết ai mà bắt. Có chết người cũng chẳng ai bị đi tù cả” – anh Bảo nói.
Trên diện tích hàng ngàn hécta ở vùng đất Châu Bình (Qùy Châu, Nghệ An), nhiều vụ giết người xẩy ra chẳng để lại một chút manh mối nào. “Riêng băng Ph. ‘trọc’, có lần nó chém một lúc 20 người, nhưng không ai bị đi tù cả, vì pháp luật không không thể quản lý hết lớp dân hỗn tạp từ các tỉnh đổ về đây. Mà nếu xác minh cũng khó có thể tìm thấy bằng chứng. Giết người xong, chúng vùi xuống đất mỏ, có trời mà tìm” – anh Hiếu chua xót tâm sự.
Chuyện dân buôn bị bắn chết, cướp của là chuyện thường ngày. Họ được dân đầu bò đầu bướu đặc biệt chú ý, bởi khi lên bãi họ thường mang trong mình lượng tiền lớn và số đá khổng lồ. “Nhiều dân buôn từ các tỉnh lân cận đến đây bị bọn đầu gấu dùng súng AK bắn chết, cướp hết tài sản của họ mang theo” – anh Bảo cho hay.
“Lực lượng công an lúc đó mỏng, nên chẳng thể ngăn được dân đào đãi hàng vạn người. Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó chỉ tập trung bảo vệ, đẩy đuổi không cho dân khai thác tự phát tại khu vực đồi Triệu, đồi Tỷ thôi” - đại tá Lê Hữu Tăng, lúc đó đương chức phó phòng phụ trách cảnh sát cơ động tỉnh Nghệ Tĩnh đã dẫn hơn 40 cán bộ chiến sỹ lên vùng Châu Bình kể lại.
Trong thời gian 6 tháng đóng quân tại Quỳ Châu, đại tá Tăng vẫn không thể quên hình ảnh những hố sâu đường kính chưa đủ 1m, nhưng sâu 20 mét, người yếu tim không dám nhìn xuống nhưng dân thì vẫn thi nhau đào, bám theo vỉa sa, rồi chen nhau vào lấy.
Đá quý đào mãi rồi cũng dần cạn kiệt. Đến khi không thể đào được lộc trời, thì xuất hiện những đường quyền lừa đảo của dân tứ chiếng, mà như giới đá đỏ Quỳ Châu thì cười bảo: “Hết đá đỏ thì quay sang đá lẫn nhau”.
Làm nhiệm vụ bảo vệ 2 đồi Triệu, đồi Tỷ, ông Tăng cho hay có nhiều đêm, hàng ngàn chiếc đèn pin của dân đào đãi cùng chiếc sáng rực dưới chân đồi, chực chờ phản ứng của lực lượng CSCĐ để xông lên cướp bãi. Sau 6 tháng, 2 quả đồi được ví như 2 quả lựu, bửa ra là nhặt đá ở vùng Châu Bình được bàn giao lại cho lực lượng bộ đội biên phòng quản lý. |
Tuấn Nghĩa