Ngày 28/8/1884, cô bé Elisabeth được báo cáo mất tích. Mẹ của Elisabeth, Rosemarie đã đăng thông báo, dán ảnh cô bé khắp các bức tường và cột điện trong thành phố nhưng không thu lại được bất kì manh mối nào. Đột nhiên bức thư của Elisabeth được gửi đến gia đình sau khoảng 2 tuần cô bé mất tích với lý do “chán nhà và muốn đến một nơi khác”.
Josef, cha của Elisabeth đã nói với cảnh sát có thể cô bé đã tham gia vào một nhóm hoạt động tôn giáo nào đó vì trước đây hắn từng nghe Elisabeth nói qua vài lần. Hắn đã có vài lần phản đối và tranh cãi với con gái mình nên có lẽ Elisabeth đã bị tổn thương và chọn cách bỏ nhà đi.
Cảnh sát nghe Josef nói vậy liền tin đó là thật nhưng không ai biết rằng thực tế Elisabeth không đi đâu cả, cô bị chính người cha của mình nhốt dưới căn hầm cách chỗ những sĩ quan đó đứng khoảng 6m.
28/4/1984, Josef đã gọi Elisabeth xuống tầng hầm để “giúp mình vài việc vặt”. Lợi dụng lúc cô bé không để ý, Josef đã khóa cửa căn hầm và dùng chiếc tẩm thuốc mê khiến Elisabeth bất tỉnh.
Trong suốt 24 năm, Elisabeth chỉ quanh quẩn giữa những bức tường bẩn thỉu và ẩm mốc. Người cha biến thái đã nói tự dựng một câu chuyện về việc con gái bỏ nhà ra đi để lừa cảnh sát và người vợ cùa mình. Dần dần, câu chuyện về cô con gái nhà Fritzl bị mất tích đã lãng quên trong tâm trí của mọi người.
Trong mắt hàng xóm và người thân, Josef là một người cha tốt, người chồng hoàn hảo. Mỗi buổi sáng hắn sẽ thức dậy rất sớm rồi xuống tầng hầm để thiết kế máy móc và mang đem đi bán. Thỉnh thoảng Josef có ở lại tầng hầm qua đêm nhưng Rosemarie không hề nghi ngờ vì cô luôn cho rằng chồng mình là một người đàn ông chăm chỉ, có trách nhiệm với gia đình.
Còn trong mắt Elisabeth Fritzl, Josef không khác gì một con quỷ dữ. Mỗi tuần hắn sẽ đến “thăm” cô 3 buổi/tuần, thông thường là vào ban ngày. Trong hai năm đầu tiên, hắn để cô bé một mình cho quen một thời gian sau đó mới bắt đầu những hành vi đồi bại của mình.
2 năm đó, Elisabeth mang thai nhưng đã bị sẩy khi mới được 10 tuần. 2 năm sau, cô tiếp tục mang thai và sinh người con gái đầu, Kerstin vào tháng 8/1988. Người con trai thứ hai Stefan năm 1990. Cả Kerstin và Stefan đã phải sống dưới hầm với Elisabeth bằng số thức ăn và nước uống mà Josef mang xuống mỗi tuần. Mặc dù sống trong “địa ngục” nhưng Elisabeth luôn cố gắng dạy bảo bằng những kiến thức của bản thân tích lũy được trong 18 năm và tạo ra không khí gia đình bình thường cho hai người con của mình.
Trong suốt 24 năm bị giam cầm, Elisabeth sinh thêm 5 người con nữa, trong đó có một cậu bé mất ngay sau khi vừa chào đời, 3 đứa trẻ được Josef mang lên “mặt đất” sống cùng Rosemarie, còn đứa bé còn lại sống với Elisabeth.
Josef vô cùng thông minh khi không đưa 3 đứa trẻ về nhà cùng một lúc. Mỗi lần hắn chỉ mang về một đứa bé và dựng lên một câu chuyện khác nhau với bức thư “nhờ nuôi hộ”. Rosemarie thậm chí còn có lúc từng nghi ngờ chồng mình thực sự có duyên với những đứa trẻ bị bỏ rơi. Khi thì hắn nhặt được ở gốc cây, khi thì là bãi rác, lúc lại là công viên. Tuy nhiên vì quá tin chồng cũng như nỗi đau có con gái mất tích bấy lâu nay, Rosemarie cũng vui vẻ tiếp nhận “những món quà” của chồng.
Điều ngạc nhiên rằng Dịch vụ Xã hội chưa từng nghi ngờ hay điều tra về những đứa trẻ lạ mặt xuất hiện trong nhà Fritzl. Khi được cơ quan chức năng hỏi đến, họ đều cho rằng những đứa trẻ đó là cháu của Josef và Rosemarie mà Elisabeth gửi về trông hộ.
Năm 2008, Kerstin bị ốm. Elisabeth đã cầu xin Josef đưa cô bé đến bệnh viện. Tên này miễn cưỡng đồng ý đưa cô bé ra khỏi hầm và gọi xe cứu thương cùng với một bức thư nhờ giúp đỡ của Elisabeth. Đây cũng chính là thời điểm mà cảnh sát lật tẩy ra vụ án hiếp dâm gây chấn động cả nước Áo.
Một tuần sau, cảnh sát đến bệnh viện để hỏi thêm về thông tin gia đình của Kerstin vì cô bé nhập viện trong tình trạng không có người giám hộ. Tất nhiên, Kerstin không khai báo được gì vì cô không biết rõ gia đình của mình ra sao. Cảnh sát bắt đầu hoài nghi Josef và tái điều tra vụ án mất tích của Elisabeth Fritzl. Họ thu thập những bức thư mà Elisabeth viết cho bố mẹ và nhận ra nhiều sự mâu thuẫn qua những dòng thư.
Ngày 26/4/2008, Elisabeth được thả tự do sau 24 năm bị giam giữ dưới căn hầm. Điều đầu tiên sau khi thoát khỏi đó là chạy đến bệnh viện để gặp con gái mình, bỏ lại phía sau lưng người mẹ chết lặng tại chỗ cùng người cha đang bị khống chế bởi cơ quan chức năng.
Sau khi xác nhận được bệnh tình con gái mình đã ổn, Elisabeth mới theo cảnh sát về cơ quan chức năng để phối hợp điều tra. Cảnh sát phải đảm bảo Elisabeth không bao giờ phải nhìn thấy Josef nữa cô mới khai báo toàn bộ sự việc.
Theo lời khai báo của Elisabeth, Josef là “tác giả” của tất cả 7 người con. Mỗi đêm hắn sẽ xuống hầm, dụ dỗ cô xem phim người lớn rồi cưỡng bức mình. Bên cạnh đó, cô còn khẳng định từ năm 11 tuổi, người cha đã có những biểu hiện không đứng đắn với mình.
Năm 2009, Josef bị kết án tù chung thân ở tuổi 82 vì những tội danh hiếp dâm, giam giữ người trái phép và giết người sau cái chết của một người con. Tham dự phiên tòa chủ yếu chỉ có phóng viên và hội đồng xét xử vì khi cảnh sát công bố toàn bộ sự việc đã gây chấn động toàn nước Áo. Không ai ngờ được rằng một người cha lại có thể làm ra những hành động bệnh hoạn như vậy với chính con gái của mình. Mẹ của Elisabeth đã bỏ đi ngay trong đêm Josef thả tự do cho cô. Nhiều người nói rằng Rosemarie quá sốc khi biết được sự thật mà người chồng mình hằng tin tưởng làm.
Han (theo ATI)