Những vụ án oan: Tù oan 16 năm, bồi thường 252 triệu (2)

Những vụ án oan: Tù oan 16 năm, bồi thường 252 triệu (2)

Thứ 7, 16/11/2013 08:20

Mặc dù biết mình bị oan, nhưng anh Chiến đành âm thầm chấp nhận hình phạt, cải tạo tốt để được tha tù trước thời hạn. Bất ngờ, hung thủ Trần Văn U sa lưới, anh Trần Văn Chiến mới có cơ hội đòi lại lẽ công bằng. Nhưng con đường minh oan cũng lắm trầy trật, gian nan.

Hung thủ bất ngờ sa lưới

Sau hơn 16 năm ngồi tù, được giảm án nhiều lần, anh Chiến ra tù. Khi ấy, anh Chiến cũng vẫn âm thầm chịu đựng nỗi oan "giết người", thật tình anh không hề nghĩ đến chuyện kêu oan. Thế nhưng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát, Trần Văn U bất ngờ sa lưới.

Thực sự, có lẽ vụ oan án đã chìm vào quên lãng nếu như Trần Văn U không sa lưới. Hơn 2 năm sau ngày anh Chiến ra tù, ngày 24.10.1997, U bị bắt và khai chỉ một mình U giết ông Phan Văn Sên.

Riêng Trần Văn Chiến do “chứng cứ không vững chắc” và căn cứ vào “niềm tin nội tâm”, tòa đã tuyên Chiến “không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người” thay vì phải tuyên là “không phạm tội giết người”.

Giải thích về việc tuyên án như trên, chính Viện KSND huyện Gò Công Đông trong phiên trả lời chất vấn trước HĐND huyện đã trả lời bằng văn bản như vậy.

Với diễn biến mới, tại bản án tái thẩm ngày 4.6.1998, TAND tối cao tuyên hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Tiền Giang và trả hồ sơ, yêu cầu điều tra, xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.

Tuy nhiên, ngày 15.10.1998, kết luận điều tra của cơ quan công an vẫn xác định Chiến và U đồng phạm giết người.

Ngày 29.2.2000, Viện KSND tỉnh Tiền Giang tiếp tục truy tố Chiến và U về hai tội giết người và cướp tài sản.

Ngày 5.7.2001, một lần nữa TAND tỉnh Tiền Giang đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và đã tuyên phạt Trần Văn U tù chung thân.

Riêng Trần Văn Chiến do “chứng cứ không vững chắc” và căn cứ vào “niềm tin nội tâm”, tòa tuyên Chiến “không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người” thay vì phải tuyên là “không phạm tội giết người”. Giải thích về việc tuyên án như trên, chính Viện KSND huyện Gò Công Đông trong phiên trả lời chất vấn trước HĐND huyện đã trả lời bằng văn bản như vậy.

Rõ ràng, về lý, chính những quan tòa phiên xét xử trên cũng cảm thấy “chứng cứ không vững” và về tình, họ đã cảm nhận được nỗi oan khiên mà anh Chiến chịu đựng. 

Chờ 7 năm để chính thức được minh oan

Thế nhưng, Viện KSND tỉnh Tiền Giang không đồng ý, gửi kháng nghị yêu cầu TAND tối cao xét xử phúc thẩm.

Vậy là ngày 12.4.2002, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử lại và quyết định giữ nguyên hình phạt tù chung thân đối với Trần Văn U về tội giết người, cướp tài sản đồng thời đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với Trần Văn Chiến. Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, Viện KSND tối cao đã rút kháng nghị đối với anh Chiến, nên tòa tối cao tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm vì không có căn cứ, cũng có nghĩa là Trần Văn Chiến đã bị tù oan.

Pháp luật - Những vụ án oan: Tù oan 16 năm, bồi thường 252 triệu (2)

Anh Chiến trước căn nhà của mình - Ảnh: H.P

Sau khi được “trắng án”, anh Chiến làm đơn yêu cầu các cơ quan tố tụng của Tiền Giang phải công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại tinh thần và vật chất cho anh theo Nghị quyết 388.

Nhưng trong cái rủi có cái may. Khi sự việc oan ức của tôi được báo chí đăng tải, một Việt kiều sống ở Mỹ đọc được, thương cảm, gửi tiền giúp tôi cất được căn nhà và sau đó bà nhận tôi làm con nuôi cho tới giờ.

Lúc đầu, anh Chiến đòi bồi thường hơn 800 triệu đồng. Nhưng sau nhiều lần thương lượng, đến cuối năm 2004, TAND tỉnh Tiền Giang đã thỏa thuận được mức bồi thường là 252,7 triệu đồng, đồng thời cử người tới địa phương nơi anh Chiến cư ngụ để họp dân công khai xin lỗi và minh oan cho đương sự.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong vụ án oan của anh Chiến, ngoài việc anh được minh oan, bồi thường và xin lỗi trước dân, thì trách nhiệm của những người đã tạo ra oan án này lại chưa được xem xét đến.         

Khi thụ án chung thân, Trần Văn Chiến thụ hình ở Tiền Giang một thời gian thì được đưa lên trại Chí Hòa (TP.HCM) rồi ra trại Gia Trung (Gia Lai).

Hơn 16 năm dài đằng đẵng, gia đình anh vì quá nghèo nên không thể thăm nuôi. Nhưng may mắn cũng ở đây, vào những năm sắp ra tù, trong quá trình đi lao động bên ngoài, anh Chiến làm quen và lấy vợ ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.

Lúc đầu, vì thân phận tù đày, gia đình bên vợ phản đối anh Chiến quyết liệt. Nhưng rồi mọi việc cũng xuôi chèo mát mái, anh Chiến đưa vợ về Tiền Giang.

Ngày về quê, không ruộng, không nhà, cuộc sống vợ chồng anh hết sức vất vả. “Nhưng trong cái rủi có cái may. Khi sự việc oan ức của tôi được báo chí đăng tải, một Việt kiều sống ở Mỹ đọc được, thương cảm, gửi tiền giúp tôi cất được căn nhà và sau đó bà nhận tôi làm con nuôi cho tới giờ”, anh Chiến chia sẻ.

Hiện nay vợ chồng anh đã có 2 con. Con trai lớn 18 tuổi, đã bỏ học đi làm thuê, đứa con gái thì đang học lớp 8. Nhà 4 miệng ăn nhưng chỉ có 2 công rẫy, nợ luôn gối đầu. Vì vậy gia đình anh phải làm thuê mướn quần quật suốt năm. 

Đã vậy, nhà nghèo, mà mấy năm gần đây anh Chiến bị mắc bệnh tim. Mỗi tháng anh phải lên TP.HCM khám bệnh một lần và tốn vài triệu đồng, trong khi thu nhập của gia đình anh hết sức bấp bênh.

Căn nhà của anh nhìn bên ngoài khá khang trang, nhưng bên trong lại không có được một cái ghế để khách ngồi. Anh Chiến tự nhận: “Ở xóm này gia đình tôi nghèo nhất”.

Ngẫm lại, chuyện anh Chiến được minh oan và vẫn là một người đàn ông lương thiện từ trước đến giờ, chính là điều may mắn nhất...

Theo Hoàng Phương (Thanh niên online)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.