Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết

Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 3, 30/07/2019 16:18

Niềng răng 1 hàm có thể tiến hành trong một số trường hợp bị khiếm khuyết về răng. Tuy nhiên đằng sau mong muốn niềng răng 1 hàm của nhiều người là hàng loạt những sự thật bất ngờ được chia sẻ từ bác sĩ chuyên sâu về niềng răng.

Niềng răng 1 hàm là gì?

Cần biết - Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết

Niềng răng 1 hàm là phương pháp gắn mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trên một hàm răng (hàm trên hoặc hàm dưới). Các khí cụ niềng răng chỉ tác động lực để nắn chỉnh răng trên 1 hàm về đều, đẹp, hàm còn lại vẫn được giữ nguyên. Thay vì mang khí cụ trên 2 hàm, nhiều người mong muốn được niềng răng 1 hàm để hạn chế cảm giác vướng víu, tiết kiệm chi phí…

Tuy nhiên, đó chỉ là mong muốn của nhiều người khi có ý định niềng răng. Trên thực tế, bác sĩ luôn khuyến khích khách hàng của mình niềng răng ở cả 2 hàm. Bởi vì niềng răng không đơn thuần chỉ là khắc phục tình trạng hô, móm, thưa, lệch lạc mà còn điều chỉnh khớp cắn, cân đối tương quan giữa hai hàm trên - dưới. 

Nếu niềng răng 1 hàm trên hoặc hàm dưới, thì hàm đó sẽ thụt vào hoặc đẩy ra, đồng nghĩa với việc khớp cắn giữa 2 hàm sẽ không đồng nhất, rất khó trong việc ăn nhai, thậm chí dẫn đến rối loạn thái dương hàm, biến đổi khuôn mặt, khả năng phát âm.

Cần biết - Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết (Hình 2).

Chỉ một số ít trường hợp có thể niềng răng 1 hàm

Những trường hợp có thể niềng răng 1 hàm

Nói như thế không có nghĩa là việc niềng răng 1 hàm không thể tiến hành. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định hoặc đồng ý với yêu cầu niềng răng 1 hàm của khách hàng. Điều kiện để có thể niềng răng một hàm thường là:

  • Răng chỉ chen chúc, khấp khểnh nhẹ một răng hoặc một nhóm răng trên 1 hàm.
  • Khớp cắn răng khá chuẩn.
  • Không có vấn đề về mất răng.
  • Gương mặt cân đối, góc mặt nhìn nghiêng – nhìn thẳng khá đều và đẹp.

Các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng khẳng định niềng răng một hàm chỉ áp dụng cho những ai có hàm răng sai lệch nhẹ và đảm bảo sau khi niềng xong không ảnh hưởng đến khớp cắn. Một thực tế trong lĩnh vực chỉnh nha ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đa phần khi niềng răng bác sĩ đều chỉ định thực hiện cả hai hàm.

Những trường hợp không nên niềng răng 1 hàm

Loại trừ những trường hợp ít ỏi có thể niềng răng 1 hàm thì phần lớn những người mắc các khiếm khuyết ở răng như hô, móm, thưa, lệch lạc đều phải chấp nhận việc niềng răng 2 hàm.

  • Răng hô mức độ trung bình trở lên: Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, là tình trạng các răng hàm trên hay cả 2 hàm chìa ra phía trước nhiều so với bình thường. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.
  • Răng móm mức độ trung bình trở lên: Răng móm là dạng khớp cắn ngược với cung răng hàm dưới phủ ngoài cung răng hàm trên làm cho gương mặt như bị gãy khi nhìn nghiêng, khó khăn khi ăn nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn miệng, nụ cười.
  • Răng thưa mức độ trung bình trở lên: Răng thưa là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ khi cười - nói. Răng thưa có thể do thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, mọc sai vị trí, kích thước xương hàm rộng…
  • Răng lệch lạc mức độ trung bình trở lên: Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Biểu hiện của răng mọc lệch lạc là một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong hay ngầm trong xương.
Cần biết - Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết (Hình 3).

 

Các phương pháp niềng răng hiện đại và bảng giá

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung bằng kim loại gắn trực tiếp trên răng để nắn chỉnh những khiếm khuyết ở răng về đều và đúng khớp cắn. Mắc cài và dây cung bằng kim loại có độ bền và cứng chắc nên có thể rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo một kết quả tốt đẹp sau khi tháo niềng. Chi phí niềng răng mắc cài kim loại dao động từ 25 – 33 triệu (thông tin tham khảo từ bảng giá nha khoa chuyên sâu về niềng răng Up Dental tháng 07/2019). 
  • Niềng răng mắc cài sứ: Phương pháp này tương tự niềng răng mắc cài kim loại được nói ở trên, chỉ khác ở chỗ thay mắc cài kim loại bằng mắc cài sứ có màu gần trùng với màu răng nên thẩm mỹ hơn. Hiệu quả chỉnh nha cũng tương tự nhưng chi phí sẽ cao hơn mắc cài kim loại vì có ưu thế về tính thẩm mỹ. Giá niềng răng mắc cài sứ dao động từ 40 – 48 triệu (thông tin tham khảo từ bảng giá nha khoa chuyên sâu về niềng răng Up Dental tháng 07/2019). 
  • Niềng răng không mắc cài Invisalign và eCligner: Là phương pháp niềng răng không dùng đến mắc cài hay dây cung mà vẫn nắn chỉnh răng đều và đúng khớp cắn nhờ các khay niềng bằng nhựa trong suốt. Ưu thế quan trọng của phương pháp niềng răng không mắc cài chính là tính thẩm mỹ cho người niềng trong suốt quá trình chỉnh nha. Giá niềng răng không mắc cài Invisalign (xuất xứ Mỹ) dao động từ 85 – 100 triệu, eCligner (xuất xứ Hàn Quốc) từ 55 – 70 triệu (thông tin tham khảo từ bảng giá nha khoa chuyên sâu về niềng răng Up Dental tháng 07/2019).
Cần biết - Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết (Hình 4).

Những màn lột xác ngoạn mục chứng tỏ “niềng răng là quyết định sáng suốt”

  • Hoàng Anh: Tình trạng răng trước khi niềng là răng thưa, xoay, chìa, khớp cắn sâu. Sự thay đổi của răng sau khi tháo niềng là răng 2 hàm được sắp đều; giảm độ nhô môi. 
  • Trương Thụy Thùy Linh: Răng chen chúc, nhô 2 hàm, nhô môi; cắn đối đầu là tình trạng răng trước khi niềng. Sau 2 năm niềng răng Thùy Linh thay đổi bất ngờ: Răng 2 hàm được sắp đều, giảm nhô 2 hàm, đưa về khớp cắn đúng.
  • Lâm Như Ý: Tình trạng răng trước khi niềng của Như Ý là răng chen chúc, xoay lệch và cắn ngược, xương hàm dưới nhô nhẹ, nhô môi dưới. Kết quả sau 2 năm niềng răng là: Sắp đều răng 2 hàm, đưa về khớp cắn tốt, giảm móm hàm trên, giảm nhô hàm dưới.
  • Nguyễn Công Thành: Chàng trai không tự ti vì hàm răng thưa, cắn ngược, cắn hở, hô xương hàm dưới. Đến thời điểm hiện tại, Công Thành tự tin hơn với 2 hàm răng khít sát, thẳng đều. 

Niềng răng 1 hàm chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Nếu cố chấp niềng răng 1 hàm tại những nha khoa không uy tín, bạn có thể gặp phải không ít phiền phức và nguy cơ. Để xác định chắc chắn tình trạng răng của mình có thể niềng răng 1 hàm hay không, bạn có thể liên hệ nha khoa Up Dental để được tư vấn miễn phí hoặc đặt lịch hẹn đến nha khoa chụp X-quang, nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên sâu về niềng răng.

Cần biết - Niềng răng 1 hàm và những sự thật bất ngờ bạn nên biết (Hình 5).

Up Dental - Nha khoa chuyên niềng răng (Giấy phép hoạt động số 05047/SYT - GPHĐ

Địa chỉ: Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0981.805.250 – 0902.657.078

Website: https://updental.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/

Cộng đồng niềng răng: 

https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/ 

Lê Phạm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.