Nổ bốt điện ở Hà Đông: 3 cách sơ cứu CHUẨN NHẤT khi bị bỏng điện

Nổ bốt điện ở Hà Đông: 3 cách sơ cứu CHUẨN NHẤT khi bị bỏng điện

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 6, 18/11/2016 12:30

Từ câu chuyện nổ bốt điện ở Hà Đông nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, bỏng điện nguy hiểm thế nào. Và chúng ta phải làm gì khi gặp người bị bỏng điện?

Liên quan tới vụ nổ bốt điện ở Hà Nội, xảy ra vào khoảng 15h15 phút ngày 17/11, trên đường Trưng Nhị (Hà Đông, Hà Nội) khiến 2 người bị bỏng nặng và đang trong tình trạng nguy kịch. Từ câu chuyện trên nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, bỏng điện nguy hiểm thế nào. Và chúng ta phải làm gì khi gặp người bị bỏng điện?

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, PGS. TS Nguyễn Trường Luyện (Viện Vật lý Kỹ thuật- Đại học Bách Khoa), cho rằng bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa, bỏng nước sôi gây bỏng từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài nên nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người gặp nạn, vì thế việc trang bị cách sơ cứu khi bị bỏng điện là cực kỳ cần thiết.

Theo TS Nguyễn Trường Luyện, sơ cứu người bị bỏng điện có 3 bước sau:

Không được chạm vào nạn nhân, di chuyển nguồn điện ra xa

Việc đầu tiên cần ghi nhớ là không được chạm vào nạn nhân, bởi khi đó nạn nhân vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện. Khi bạn chạm vào, người bị điện giật có thể truyền điện sang bạn. Vì thế, cần phải cắt ngay cầu giao. Hoặc, di chuyển nguồn điện ra xa bằng một vật không dẫn điện như khúc gỗ hay vật nhựa.

Các bệnh - Nổ bốt điện ở Hà Đông: 3 cách sơ cứu CHUẨN NHẤT khi bị bỏng điện

 Người đàn ông bị cháy như ngọn đuốc sống được người dân cứu.

Cấp cứu người bị nạn đúng cách

Sau đó, kiểm tra nhịp tim của người bị nạn. Nếu không có phải hồi sức tim phổi ngay. Động tác này gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng.

Cứ làm từ từ cho tới khi người bệnh hồi phục nhịp thở, cử động được. Cần chú ý, để phòng sốc khi đang sơ cứu cho nạn nhân bằng cách để nạn nhân đầu thấp kê cao chân.

Lưu ý, không được chạm vào vết bỏng và cần phải che vết bỏng bằng băng gạc vô trùng, hoặc vải sạch.

Đưa bệnh nhân đến viện cấp cứu sớm nhất

Tiếp đó (sau khi ngắt điện) cần dùng nước lạnh dội nhẹ lên vết bỏng để nhiệt độ giảm dần, rồi ngay lập tức đưa đến Bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Như báo Người đưa tin đã đưa, khoảng 15h 15 phút chiều ngày 17/11, đã xảy ra một vụ nổ bốt điện hi hữu tại đường Trưng Nhị, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến cho hai người bị cháy như ngọn đuốc sống la hét kêu cứu.

Theo một số nhân chứng có mặt hiện trường, vào thời điểm trên, khi có nhiều người đang đi ra vào cổng Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và đoàn thể quận Hà Đông thì bất ngờ phát hiện thấy một bốt điện gần cổng phát nổ và bốc cháy dữ dội.

Sau tiếng nổ lớn, bốt điện bùng cháy và lan sang một số người ngồi quán nước ngay cạnh đó. Đây là quán nước của hai vợ chồng khoảng 60 tuổi, cả hai người đều bị lửa gây thương tích, và một người đàn ông khác là khách uống nước bị cháy như ngọn đuốc la hét hêu cứu.

Các bệnh - Nổ bốt điện ở Hà Đông: 3 cách sơ cứu CHUẨN NHẤT khi bị bỏng điện (Hình 2).

Khi thấy người đàn ông la hét, nhiều người dân gần khu vực đã lấy xô múc nước dội lên người đàn ông để dập lửa và đưa đi cấp cứu. Đồng thời, dùng bình cứu hỏa mini và các vận dụng khác để dập ngọn lửa bốc cháy ở bốt điện.

Ngay sau đó, người dân đã thông báo lên các cơ quan chức năng địa phương. Nhận được tin báo các cơ quan chức năng, Công an phường Nguyễn Trãi đã lập tức có mặt để tham gia dập lửa và bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ vụ cháy.

Thanh Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.