Nợ xấu ngân hàng làm "nóng" Quốc hội

Nợ xấu ngân hàng làm "nóng" Quốc hội

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Liên quan đến nợ xấu ngân hàng, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình trong phiên họp sáng nay (13/11).

Theo đó, thống đốc cho biết, tính đến 30/9/2012, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng ở mức 4,93%, còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì ở khoảng 8,82%.

Cụ thể, theo giải pháp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời (với Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước), từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2012 đã có khoảng 36.000 tỷ đồng nợ được cơ cấu lại; đến 30/9/2012 thì quy mô đã tăng rất mạnh với khoảng 252.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ của nền kinh tế, theo thống đốc, hiện khoảng hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tức khoảng 8 - 9% nợ đã được xử lý như vậy.

Bất động sản - Nợ xấu ngân hàng làm 'nóng' Quốc hộiThống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được thống đốc Bình đánh giá là đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tốt hơn. Từ đầu năm đến nay, lượng trích lập mới tăng lên khoảng 14.000 tỷ đồng, đưa tổng trích lập dự phòng rủi ro lên xấp xỉ 75.000 tỷ đồng. Qua đó, đến nay các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng.

Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi, tại sao nợ xấu lại quá lớn như vậy? Theo thống đốc Nguyễn Văn Bình : "Khi thanh tra thì chúng tôi thấy nhiều ngân hàng, đặc biệt là tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ ở kém thì chất lượng tín dụng hết sức nguy hiểm. Có tổ chức báo cáo nợ xấu chỉ 1-2%, rõ ràng hơn thì trên 3% nhưng thanh tra kiên quyết thì nợ xấu lại lên vài chục phần trăm".

Nói về trách nhiệm để xảy ra nợ xấu, ông Nguyễn Văn Bình thừa nhận trách nhiệm này trước hết là của các tổ chức tín dụng. "Vậy họ thậm chí phải dùng luôn vốn tự có, vốn điều lệ để đi xóa nợ. Lúc đó, các cổ đông phải chấp nhận bán tài sản để xử lý nợ xấu", ông Bình nói.

Thống đốc Bình cũng nêu 5 nguyên nhân để xảy ra tình trạng nợ xấu hiện nay. Ngoài các nhóm nguyên nhân từ bản thân các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp đi vay vốn, cơ chế chính sách vĩ mô, ông cũng thừa nhận có nhóm nguyên nhân do bộ phận Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước chưa làm hết khả năng

Theo đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa Vũng Tàu), tiến trình xử lý nợ xấu còn chậm trễ, kết quả chưa hạn chế, đây là vấn đề rất bức xúc. Về vấn đề này, ông Bình cho biết, bản thân các ngân hàng đã xử lý được 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. "Riêng trích lập dự phòng rủi ro mới đã tăng 14.000 tỷ. Với nợ xấu theo các tổ chức tín dụng báo cáo là 4,93%, đến nay số đã trích lập được chiếm từ 2,5-3% nợ xấu", Thống đốc cho biết. Trên cơ sở những con số đó, người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định: "Như vậy chúng ta có thể làm cho nợ xấu chững lại, không gia tăng".

Sắp kết thúc năm tài chính, thống đốc cho rằng với Chỉ thị số 06 vừa ban hành, việc trích lập dự phòng sẽ được thực hiện quyết liệt hơn; khi chưa trích lập đủ dự phòng, các ngân hàng thương mại không được chỉ trả cổ tức, không được tăng lương thưởng.

Chiều nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn về những vấn đề liên quan đến nợ xấu ngân hàng.

Khánh Tuân


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.