"Nỗi ác mộng" với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải "rút ví" mua máy bay Sukhoi của Nga?

"Nỗi ác mộng" với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải "rút ví" mua máy bay Sukhoi của Nga?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 07/09/2019 14:02

Máy bay Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường vũ khí và có hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng. Đáng ngạc nhiên khi Mỹ cũng nằm trong số này.

Tiêu điểm - 'Nỗi ác mộng' với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải 'rút ví' mua máy bay Sukhoi của Nga?

Su-25.

Sukhoi của Nga được coi là một trong những dòng máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới hiện nay. Chúng không chỉ cạnh tranh ngang tầm với máy bay Mỹ, mà thậm chí còn trên cơ so với một số mẫu máy bay khác của nước ngoài, theo RBTH.

Su-25

Su-25 là mẫu máy bay được thiết kế cho mục đích hỗ trợ/tấn công mặt đất. Mẫu cường kích này không cần phụ thuộc vào các sân bay lớn và có thể cất cánh và hạ cánh một cách hiệu quả trên các đường băng không thuận lợi.

Đây là một trong những máy bay được vũ trang tốt nhất trong không quân Nga. Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ mà có 32 loại vũ khí có thể được thiết lập trên một chiếc Su-25, bao gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất. 

Trong hơn 40 năm đi vào thực chiến, Su-25 đã tham gia vào 18 cuộc chiến tranh và xung đột trên ba lục địa: từ chiến tranh Afghanistan của Liên Xô đến hoạt động hiện tại của Nga ở Syria.

Su-27

Tiêu điểm - 'Nỗi ác mộng' với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải 'rút ví' mua máy bay Sukhoi của Nga? (Hình 2).

Su-27.

Khả năng cơ động cao và linh hoạt, Su-27 được coi là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Nga. Được NATO gọi với tên mã là Flanker, Su-27 không chỉ thể hiện khả năng tuyệt vời trong chiến đấu mà còn là ngôi sao tại các triển lãm hàng không, nơi nó có thể thực hiện các động tác nhào lộn trên không phức tạp.

Flanker được ra đời như một câu trả lời cho F-15 của Mỹ. Hai mẫu máy bay đối thủ này chưa bao giờ đụng độ nhau trong chiến đấu thực sự. Tuy nhiên, trong các làn đối đầu trong huấn luyện, máy bay chiến đấu của Nga thường tỏ ra tốt hơn đối thủ ở khoảng cách gần, trong khi F-15 lại tỏ ra vượt trội ở tầm xa.  

Hiện có hàng chục quốc gia đang sử dụng Su-27 tính đến thời điểm hiện tại. Đáng ngạc nhiên, Mỹ cũng là quốc gia nằm trong danh sách. Theo đó, Mỹ đã mua một số máy bay chiến đấu Su-27 từ Ukraine và Belarus để thực hành các hoạt động huấn luyện không chiến.

Su-27 là mẫu tiêm kích cơ bản để Nga phát triển thêm nhiều biến thể khác nhau, bao gồm Su-30, Su-35 và máy bay chiến đấu Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay.

Su-57

Tiêu điểm - 'Nỗi ác mộng' với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải 'rút ví' mua máy bay Sukhoi của Nga? (Hình 3).

Su-57.

Đây là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất của Nga, được thiết kế để thay thế các chiến đấu cơ Su-27 và Su-35. Đối thủ cạnh tranh chính của nó là F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ.

Su-57 là máy bay đầu tiên của Nga sử dụng công nghệ tàng hình. Nó được thiết kế để áp sát máy bay tàng hình đối thủ, buộc đối phương phải chiến đấu. Đây là tình huống mà máy bay chiến đấu siêu hạng của Nga thể hiện lợi thế tốt nhất của mình.

Ghế phóng của Su-57 có thể đảm bảo an toàn cho phi công ở mọi độ cao, thậm chí từ mặt đất. Theo kế hoạch, trong tương lai, ghế phóng của Su-57 sẽ trang bị cơ chế tự động đưa ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp mà không cần thao tác của phi công.

Nga là quốc gia duy nhất vận hành Su-57 hiện nay. Hiện tại, Nga không có kế hoạch xuất khẩu Su-57 vì không muốn làm suy yếu thị trường của mẫu Su-35, vốn đang bán chạy nhất. Tuy nhiên, trong tương lai, mẫu máy bay tàng hình này có thể được bán cho Ấn Độ, Algiers, Trung Quốc, và thậm chí là thành viên NATO - Thổ Nhĩ Kỳ.

Sukhoi Superjet 100

Tiêu điểm - 'Nỗi ác mộng' với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải 'rút ví' mua máy bay Sukhoi của Nga? (Hình 4).

 SSJ-100.

Sukhoi Superjet 100 là máy bay chở khách đầu tiên do Nga thiết kế kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Mặc dù các nhà thiết kế đã cố gắng để chiếc máy bay này “thuần Nga” nhất nhưng nó vẫn phụ thuộc vào số lượng lớn các thành phần từ nước ngoài – với khoảng 70% cấu trúc tổng thể.

Máy bay được ca ngợi vì có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tiếng ồn động cơ thấp, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả hấp dẫn. Một chiếc Superjet có giá thấp hơn ba lần so với đối thủ chính ở châu Âu là A319. 

Tuy nhiên, danh tiếng của SSJ-100 đã bị giáng một đòn nghiêm trọng vào ngày 5/5/2019. Một trong những chiếc máy bay đã bị sét đánh trúng, làm mất liên lạc với không lưu mặt đất. Sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Moscow, động cơ của máy bay bốc cháy trên đường băng, khiến 41 hành khách thiệt mạng.

Vào tháng 8 vừa qua, nhà vận hành máy bay SSJ-100 lớn nhất bên ngoài Nga là Interjet của Mexico (có một đội bay gồm 22 máy bay) cho biết đang tạm ngừng sử dụng Superjets vì lý do tài chính.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.