Cũng theo lời kể của ông Ba Cảnh, trên khu vực kênh Năm Mươi có một sự tích cho thấy sự có mặt của dân cư người Việt ở vùng đất Thạnh An này từ rất sớm. Đó chính là sự tích miếu Ngài Chủ. Chuyện kể rằng, một người ở Miền Trung không rõ họ tên có võ nghệ cao cường lưu lạc đến Thạnh An làm ăn sinh sống.
Núi Giồng Chùa chứa đựng bao điều bí ẩn, kì lạ
Thời bấy giờ người dân Thạnh An chỉ sinh sống bằng nghề đốn củi, bắt sò, điệp. Đất đai nơi đây còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, um tùm, có nhiều thú dữ, đặc biệt là cọp ăn thịt. Trong một lần đi đốn củi, người đàn ông trên đi đốn củi ở khu vực kênh Năm Mươi, chẳng may gặp phải cọp. Với võ công cao cường, ông đã quần thảo ác liệt với cọp trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng tóm gọn được nó. Đúng lúc đang thắng thế, chẳng may gặp phải chỗ đầm lầy, ông bị lún chân, không thể đi được. Con cọp bất ngờ dùng hai chân sau đạp, cấu mạnh vào lưng, hông khiến ông bị thương, máu đổ đầy người. Ông phải dùng hết sức lực, cùng thế võ bí hiểm để giết chết con cọp. Nhưng rồi ông kiệt sức và chết không tìm thấy xác.
Theo người dân, sau đó ở vùng này xuất hiện một con cọp được tiều dân năm xưa nhập hồn, luôn luôn chống lại các con cọp khác để bảo vệ ngư dân. Tưởng nhớ vị anh hùng xả thân diệt cọp, bảo vệ vùng đất xinh đẹp, hiền hòa năm xưa, người dân đã lập miếu thờ, tự phong ông là Ngài Chủ.
Ngoài ra, ở khu vực giữa sông Thị Vải còn có một cái vịnh nhỏ gọi là Cá Hường, có độ sâu nhất ở khu vực này là 90 mét. Ông Cảnh cho biết: Trong thời Nhật đầu hàng đồng minh, bỏ chạy khỏi Biên Hòa và đem theo toàn bộ vũ khí nặng ra vịnh Cá Hường bỏ xuống. Là một người chuyên hướng dẫn cho các đoàn khảo sát địa chất, ông mong muốn có có hội xem thực hư dưới cái vịnh đó như thế nào. Một vài lần lặn xuống, ông chỉ nghe tiếng nước kêu "òm òm" do va chạm với đá. Sau đó, ông phát hiện có một con cá Xà, với cái đầu dài khoảng 3 mét. Trở lên, ông đem một số đầu đạn và mìn của chế độ cũ dồn vào 4 cái bao, buộc vào một sợi dây điện rồi thả xuống. Thế nhưng, điều kì lạ là không thấy xác của bất kì con cá nào nổi lên. Đến nay, điều đó vẫn là một bí ẩn đối với ông Ba Cảnh, người chuyên đi giải mã những sự tích nơi đây.
Đến thăm xã đảo Thạnh An, khách thập phương không thể không nhắc đến núi đá Giồng Chùa, mang trên mình bao điều bí ẩn. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa có một bà tiên gánh đá xây hai đầu núi, chẳng may đi đến giữa sông thì bị gãy gánh. Tại một điểm nửa gánh đá gãy ấy đã mọc lên một ngọn núi, người ta thường gọi là núi Giồng Chùa. Và nửa gánh gãy còn lại cũng mọc lên một cái núi đá nhỏ. Theo nhịp chảy của thời gian, ngọn núi Giồng Chùa ngày càng to lớn hơn theo các đường nứt.
Núi Giồng Chùa nằm ở phía Bắc của sông Cá Nhám thuộc xã Thạnh An. Dưới chân núi về phía Tây Bắc có hai cây me lớn. Dưới gốc 2 cây me có một nền miếu được người dân đặt vài bát hương thờ cúng. Trung tâm núi Giồng Chùa là nơi tiếp giáp của nhiều điểm, bao gồm ngọn Cá Nhám, Tắc Bài, sông Gò Gia.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, Giồng Chùa là nơi luân chuyển con người, vũ khí và phương tiện của tàu không số từ ngoài Bắc vào. Lực lượng vận tải chiến lược của căn cứ Rừng Sác đã tiếp nhận hàng hóa và giao lại cho lực lượng cấp trên. Năm 1974, chuyến tàu không số chuyển chuyến hàng cuối cùng cho nhân dân miền Nam do đồng chí thì Lê Văn Sở và Võ Kim Toàn làm chỉ huy. Sau đó, khâu tiếp tế đã ngưng hoàn toàn tại ngọn núi Giồng Chùa.
Nói về núi Giồng Chùa, ông Hồ Xuân Cảnh (thường gọi là Ba Cảnh), người từng giữ chức Huyện đội phó huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) cho biết: "Núi Giồng Chùa ngày càng to lớn hơn là do các khe nứt được Thạch nhũ (còn gọi là đá non) trám lại. Không chỉ đẹp về cảnh quan mà nơi đây còn gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, dân tộc. Một ngọn núi kì lạ đến vậy nhưng dường như vẫn chưa ai đi sâu, nghiên cứu để bảo tồn, tôn vinh". |
Thơ Trịnh - Tiến Thoại