Nỗi đau của bà già 70 tuổi viết đơn ly hôn

Nỗi đau của bà già 70 tuổi viết đơn ly hôn

Thứ 5, 21/03/2013 08:58

Dù đã ở tuổi 70, bà Nhung vẫn phải đau đớn vượt qua sĩ diện bản thân và gia đình để ly hôn ông Tính. Lý do chia tay là để bảo vệ ngôi nhà thân yêu, hương hỏa của bố mẹ đẻ, đang có nguy cơ mất trắng về tay con riêng của ông Tính và cô con dâu nanh nọc.

Ngã ngửa khi chồng công bố di chúc

Số là cách đây tới cả nửa thế kỷ, ông Tính nhà bà vốn là một công tử phố huyện Bắc Ninh lắm tiền nhiều của, lên Hà thành cùng ông nội mở một tiệm thuốc lào danh tiếng. Ăn nên làm ra ở đất đế đô, ông nội cũng tính chuyện lấy vợ cho đứa cháu đã ngoài 20.

Sinh ra trong gia đình danh giá, bố mẹ đều làm giáo học, bà Nhung đã được chọn chồng theo kiểu “môn đăng hộ đối”. Bà Nhung hãnh diện lên xe hoa về nhà chồng với món hồi môn là một ngôi nhà trên phố bố mẹ để lại cho, trước khi ông bà cùng hai con trai sang định cư bên Pháp.

Thời thế thay đổi, khi bà Nhung về làm dâu, cửa hàng thuốc lào danh tiếng của ông Tính làm ăn lụi bại. Ông Tính là công tử chỉ quen thói ăn chơi nên chỉ một thời gian ngắn đã phá tan tành cơ nghiệp gia đình. Thương chồng, bà Nhung đã cho thuê ngôi nhà mang lại khoản lợi tức đáng kể hằng tháng để hai vợ chồng và cô con gái sinh sống. Bà còn nhường hẳn quyền làm chủ gia đình để ông đứng tên sổ đỏ ngôi nhà cho ông khỏi mang tiếng “chui gầm chạn”.

Cả mấy chục năm ăn ở mặn nồng với nhau qua đi, đến cái tuổi gần “xuống lỗ”, ông bà bất ngờ nảy sinh mâu thuẫn khi ông Tính công bố di chúc. Bấy giờ ông mới tiết lộ cho bà Nhung và cô con gái của ông bà việc mình từng có bà vợ lấy nhau từ thuở để chỏm ở quê. Vợ cả ông hơn ông tới gần chục tuổi. Họ lấy nhau khi ông Tính mới là cậu bé 10 tuổi, còn bà vợ của ông khi đó là gái đang xuân.

Ngày cưới, ông còn quên mất mình đang là chú rể, lao ra nhặt xác pháo với chúng bạn. Lấy nhau 3 năm, tình cảm giữa hai người không hề nảy sinh. Tuy nhiên, vì gia đình giục giã, ông cũng đủ “dũng khí” vào động phòng với vợ để sinh ra một thằng cu. Đúng vào giữa giai đoạn bụng vợ lùm lùm, với bản tính ham chơi, ông cứ nằng nặc đòi theo ông nội lên Hà thành lập nghiệp và quên bẵng đi mình đã có vợ con ở quê nhà.

> Đọc thêm: Làm 'chuyện ấy' với chị dâu đêm tân hôn

Trước khi qua đời, người vợ cả của ông Tính vẫn ôm hận vì bị chồng bỏ rơi. Biết chồng mình đã lấy vợ khác, có thêm một đứa con và sống ở cơ ngơi đàng hoàng trên phố, nhưng với bản tính cam chịu, nhẫn nhịn, bà đã nuốt nước mắt vào trong, bỏ qua tất cả. Bà một mình gánh vác cả cơ ngơi nhà chồng, lầm lũi làm lụng bao năm nuôi con khôn lớn mà lòng dạ chưa một lần tơ vương đến người đàn ông nào khác.

Có lẽ cũng bởi đã gây ra tội như vậy nên ông Tính càng về già lại càng ân hận, day dứt vô cùng. Để chuộc lỗi, ông đã âm thầm viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai. Riêng cô con gái chung với bà Nhung, ông quan niệm, phận gái đã xuất giá thì phải tòng phu nên không có tên trong di chúc.

Khi bản di chúc bất hợp lý được công bố, sóng gió bắt đầu nổi lên trong gia đình ông bà và cũng là lúc cô con dâu ở quê xăng xái lên thành phố để ngắm nghía cơ ngơi được thừa hưởng. Cô con dâu tuyên bố với bà Nhung, nay mai khi bố “gần đất xa trời” thì sẽ mời bà ra khỏi nhà để cô ta rước bàn thờ tổ tiên và đưa gia đình lên định cư tại mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” của bà. Để giữ đất, chị ta còn bắt cậu con trai út lên Hà Nội học nghề và đến ở cùng ông nội để nhờ ông bà chăm sóc, để mắt tới.

Trước cảnh trái ngang đó, bà Nhung cùng con gái cũng đã rất nhiều lần vừa dựa vào pháp lý, vừa dựa vào tình cảm gia đình để mong ông Tính có một quyết định sáng suốt hơn. Khuyên nhủ nhiều mà ông Tính vẫn khăng khăng rằng bản di chúc đã đưa ra thì cứ thế mà làm, nếu vợ con cứ cố tình làm trái ý thì ông có chết cũng không nhắm mắt được…

Biết ông Tính đang có lợi thế đứng tên sổ đỏ, bà Nhung giấu nhẹm chuyện mình cầm trong tay một bằng chứng quan trọng là giấy phân nhà đứng tên bố mẹ bà do cậu em bên Pháp đang giữ.

Trước khi quyết định chính thức đâm đơn ra tòa, bà cũng đã tìm tới chuyên gia tư vấn. Trong buổi tư vấn đó, bà vẫn mong chồng hồi tâm chuyển ý để vợ chồng có thể sống mãi bên nhau cho trọn vẹn nghĩa tình…

Qua chia sẻ của bà Nhung, các chuyên gia tư vấn phần nào cảm nhận được nỗi đau, sự thất vọng của bà trước cách ứng xử của chồng. Tuy nhiên, lúc này bà cần cân nhắc kỹ việc đưa ra quyết định ly hôn để bảo toàn tài sản bố mẹ để lại.

Có thể đó là giải pháp hay để tránh thiệt hại về vật chất, nhưng liệu có phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề hiện tại hay không; liệu có cách nào vừa tránh được thiệt hại về tài sản mà vẫn giữ được tình nghĩa vợ chồng? Chuyện ly hôn không có gì khó khăn nếu bà quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, để tránh đưa ra quyết định sai lầm, lúc này bà cần phải bình tĩnh và sáng suốt.

Trước hết, bà cần hiểu được tâm lý của chồng và nắm được nguyên do tại sao ông lại có quyết định trao lại tất cả tài sản cho cậu con trai riêng. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, sau bao nhiêu năm xa quê, xa rời trách nhiệm với người vợ và đứa con trai từ thuở thiếu thời, có thể ông Tính cũng cảm thấy ân hận, day dứt và muốn làm một điều gì đó để bù đắp lại những thiệt thòi, mất mát cho vợ con mình.

> Đọc thêm: Khó xử khi bạn thân một mực đòi... ’mượn chồng’

Gia đình - Nỗi đau của bà già 70 tuổi viết đơn ly hôn
Ảnh minh họa

> Đọc thêm: Lo lắng có thai từ ngón tay dính tinh trùng

Việc làm này của ông cũng cho thấy ông chỉ thanh thản nhắm mắt xuôi tay nếu như có thể để lại chút tài sản cho con trai thừa kế. Tuy nhiên, việc ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của vợ chồng ông bà cho cậu con trai riêng là điều khó chấp nhận được nếu xét cả về lý và tình.  Nếu về lý thì ngôi nhà của vợ chồng ông bà là tài sản bố mẹ bà để lại. Nếu ông bà viết giấy cho riêng bà Nhung thì đó là tài sản riêng của bà trước hôn nhân. Còn nếu ông bà cho chung hai vợ chồng thì nó cũng là tài sản chung, cho dù ông Tính có đứng tên sổ đỏ đi chăng nữa.

Theo luật thì ông Tính chỉ có thể có quyền di chúc thừa kế cho con trai phần tài sản của mình. Tuy nhiên, ông không có quyền cho cậu con riêng cả phần tài sản của bà trong khối tài sản chung của hai người được. Còn nếu xét về tình thì có thể thấy ông đã không công bằng với mẹ con bà bởi về mặt tình cảm, mẹ con bà là những người gần gũi, quan tâm chăm sóc ông nhiều nhất trong suốt cuộc đời.

Có thể người vợ cả cũng có một chút nghĩa tình và ràng buộc con cái, tuy nhiên đó cũng chỉ là một giai đoạn rất ngắn ngủi trong cuộc đời ông Tính mà thôi. Quyết định này của ông Tính chắc chắn cũng bị tác động phần nhiều bởi quan niệm trọng nam khinh nữ khi ông cương quyết cắt bỏ quyền thừa kế của con gái bà Nhung mà để lại toàn bộ tài sản cho người con riêng. Tâm lý phải có con trai thờ tự, có người chống gậy khi trăm tuổi cũng đã khiến nhiều người đàn ông có những phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.

Việc bà quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình và con gái là hoàn toàn đúng. Và nếu xét theo luật thì bà và con gái cũng vẫn có phần trong khối tài sản chung của gia đình. Tuy nhiên, nếu để mọi việc chỉ giải quyết theo luật thì e sẽ khó bảo toàn được tình cảm. Bà cũng cần hiểu rằng việc để lại thừa kế cho con trai cũng là một cách giúp chồng mình có được sự thanh thản cuối đời. Và dù gì ông cũng có quyền quyết định thừa kế đối với phần tài sản riêng của ông.

Bởi vậy, thay vì phản đối quyết liệt hoặc có những hành động tiêu cực, bà hãy trò chuyện, phân tích, giúp ông hiểu ra rằng mình ủng hộ việc ông quan tâm đến cậu con riêng, nhưng ông cũng cần phải đối xử công bằng với vợ và con gái nữa. Bà có thể nhờ những người thân hoặc bạn bè của ông đề giúp ông nhìn nhận đúng đắn hơn đối với vấn đề này.

Một điều cần thiết nữa mà bà Nhung phải làm là cần có sự tư vấn của luật sư để giúp ông hiểu rõ quyết định của ông có đúng đắn và hợp lý hay không. Nếu thật sự quyết định của ông không đúng quy định pháp luật thì bà cũng không cần phải ly hôn để giữ tài sản vì kể cả ông có muốn thì đâu thực hiện được. Tiền bạc mất mát thì có thể làm ra chứ tình cảm là điều mà nếu đã mất đi thì khó lòng bồi đắp lại. Bởi vậy bà đã cố gắng thấu hiểu mong muốn của chồng, dùng tình cảm để khơi gợi tình yêu thương và trách nhiệm của ông đối với vợ con.

Trong trường hợp cuối cùng khi bà đã làm tất cả những gì có thể mà chồng vẫn khăng khăng khước từ quyền lợi của bà và con gái, lúc đó bà có thể xem xét đến giải pháp ly hôn. Ở tuổi 70, chắc bà không hề muốn sử dụng biện pháp cực chẳng đã này. Nhưng nếu ông Tính không có những quyết định công bằng hơn, có tình người hơn thì ly hôn cũng là cách giúp bà giữ được phần nào tài sản và sớm tìm lại được những tháng ngày bình yên của tuổi già.

> Đọc thêm: Quý bà Hà Nội làm bóng đèn vỡ vụn khi thủ dâm

P.V

 “Đng nói không vi ước mơ” là talkshow trên XoneFM, là nơi gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu đến thính giả những người Việt trẻ cá tính, tự tin, không ngại thử thách và chinh phục bản thân mình ở các công việc khác nhau. Chương trình phát sóng 22h – 22h15 thứ 2 – thứ 4 – thứ 6 hàng tuần trong chương trình Hot10@10 trên XoneFM-VOV3. Nhanh tay nhắn tin theo cú pháp: TXKD [khoảng cách] <họ tên> [khoảng cách] <tỉnh thành bạn đang ở> gửi đến tổng đài 6155 dành cho tất cả các thuê bao di động (cước phí 1000đ/tin nhắn) để đăng ký tham gia chương trình nhé!!! Cùng XoneFM sống hết mình với ước mơ của mình và tham gia gameshow “ Thử thách cùng Không Độ” để nhận những quà tặng hấp dẫn từ nhà tài trợ!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.