“Nỗi khiếp sợ” mới mang tên Tu-22M3 của Không quân Nga

“Nỗi khiếp sợ” mới mang tên Tu-22M3 của Không quân Nga

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 7, 16/12/2017 19:00

Sau những cải tiến mới đây, oanh tạc cơ Tu-22M3 đã thay đổi vai trò từ máy bay ném bom tầm xa trở thành máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, đem đến nỗi khiếp sợ cho bất kỳ kẻ thù nào.

Những năm gần đây, máy bay ném bom Tu-22M3 đã trở thành bộ mặt của Không quân Nga trên các chiến trường quốc tế. Sau những cuộc không kích ở Syria, Tu-22M3 nhận được một loạt các nâng cấp.

Những nâng cấp này giúp tăng độ chính xác so với các loại vũ khí truyền thống, cũng như khả năng phóng các loại tên lửa hành trình (ALCM). Những nâng cấp này đã biến Tu-22M3 trở thành một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng.

Tiền thân là một máy bay ném bom tầm xa

Quân sự - “Nỗi khiếp sợ” mới mang tên Tu-22M3 của Không quân Nga

Máy bay ném bom Tu-22M của Nga là nỗi khiếp sợ của nhiều đối thủ. 

Năm 1971, khi Tu-22M lần đầu tiên được biết đến ở Mỹ, tình báo nước này còn đang hoài nghi về nhiệm vụ thực sự của máy bay ném bom mới của Liên Xô.

Phạm vi hoạt động ước tính rộng cho oanh tạc cơ này khả năng tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ mà không cần tiếp nhiên liệu. Điều này sẽ cho phép Tu-22M hoạt động trong vai trò của một máy bay tấn công chiến lược.

Tuy vậy, Liên Xô cho rằng Tu-22M không được sử dụng với vai trò này vì nó không thực sự có phạm vi hoạt động liên lục địa, nó chỉ được sử dụng cho các cuộc tấn công và phòng thủ ở khu vực quanh Liên bang Xô viết. Điều này thậm chí đã được ghi vào Hiệp ước SALT-II, vì phái đoàn Hoa Kỳ yêu cầu Tu-22M không được trang bị bất kỳ hình thức tiếp nhiên liệu trên không nào.

Điều này đã thay đổi vào đầu những năm 1980 với việc thử nghiệm tên lửa hành trình trên chiếc Tu-22M. Việc bổ sung loại tên lửa này, có khả năng phóng từ khoảng cách 3.000km, khiến bộ Quốc phòng Mỹ và CIA lại nghi ngờ việc Tu-22M sẽ được sử dụng trong việc tấn công liên lục địa.

Tuy nhiên, với sự tan rã của Liên Xô và sự ra đời của Hiệp ước START I (Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược) vào năm 1991, Liên Xô đã từ bỏ việc cho phép Tu-22M hoạt động ở phạm vi liên lục địa, với sự thừa nhận rằng Tu-22M sẽ không được coi là “máy bay ném bom hạng nặng”.

Nâng cấp về tên lửa

Theo hãng tin TASS của Nga, tài liệu về việc nâng cấp này đã được hoàn thành vào tháng 11/2017. Việc nâng cấp các máy bay ném bom Tu-22M3 lên tiêu chuẩn M3M mới sẽ bắt đầu vào năm 2018.

Nhiều tính năng trong nâng cấp này cải thiện khả năng sử dụng vũ khí thông thường như hệ thống đánh bom chính xác Gefest mới, các nâng cấp khác có thể cho phép Tu-22M3 hoạt động như một loại vũ khí chiến lược.

Đáng chú ý nhất là hệ thống điều khiển điện tử được chuẩn hoá theo Tu-160M2, một máy bay ném bom hạng nặng.

Mặc dù bài báo của TASS đề cập rằng chiếc Tu-22M3M cải tiến có thể mang tên lửa Kh-32 mới với tầm bắn lên tới 600km, nhưng cũng có thông tin cho rằng tên lửa Kh-SD mới cũng sẽ được trang bị cho Tu-22M3M. Tên lửa này được cho là có phạm vi lên đến 2.000km, đủ điều kiện để được coi là một tên lửa hành trình tầm xa.

Dù hiện tại loại tên lửa này chỉ sử dụng đầu đạn thông thường, nhưng Kh-SD được cải tiến từ tên lửa Kh-55, được biết tới với khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Việc triển khai tên lửa này có thể làm thay đổi vai trò của Tu-22M3M từ máy bay ném bom tầm xa trở thành máy bay ném bom chiến lược hạng nặng.

Xem thêm: Syria: Nga đáp trả vụ F-22 và Su-25 đụng độ ở Mayadin

Văn Quyền

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.