Sau trận đá bóng, trong khi đám bạn kéo nhau vào khu vệ sinh, Hoàng (Khương Đình, Hà Nội) ngồi ngoài đợi hết lượt mới vào một mình, khóa chặt cửa. Chàng trai 17 tuổi không muốn ai biết mình phải ngồi tiểu như phụ nữ vì dị tật ở vùng kín.
Từ bé Hoàng đã thấy mình có những khác lạ so với bạn bè ở cơ quan sinh dục. Cậu học sinh cấp 3 chưa bao giờ dám đi tiểu chung với đám bạn hay "tè bậy" ngoài trời như cánh con trai cùng lớp. Mỗi lần đi tiểu, Thành phải ngồi xuống, nếu không sẽ ướt hết quần. Lỗ tiểu của Thành không ở đầu "của quý" mà nằm ở gần giữa thân dương vật.
Bộ phận sinh dục của Hoàng cũng không được thẳng mà cong quặt xuống, khiến mỗi lần bị kích thích, vùng này cương lên khiến cậu rất đau. Chàng trai sợ sau này sẽ không thể lấy vợ, có con.
Cũng bị dị tật lỗ tiểu nằm sai chỗ, mãi tới lúc lấy vợ, anh Trung (Hòa Bình) mới đi khám. Từ bé, anh không thể đứng tiểu như những người cùng giới. Nghĩ tật này chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, anh cố chịu đựng. Nhưng tới khi lập gia đình, anh phát hoảng vì không thể nào quan hệ với vợ. Đi khám anh mới biết mình phải phẫu thuật sửa lỗ tiểu lệch thấp nhưng tỷ lệ thành công không nhiều.
"Nếu không chữa được, đồng nghĩa với việc cuộc sống gia đình tan vỡ, mình không thể làm tròn vai trò người chồng, chẳng được làm bố", anh Trung thở dài.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc đang khám cho một bé trai 3 tuổi bị dị tật lỗ tiểu lệch thấp (Ảnh VNE).
Chị Thủy (Quảng Bình): Bé trai nhà mình gần 4 tuổi, từ lúc sinh ra bé không đi tiểu đứng được, toàn đái ngồi. Vừa rồi mình cho bé đi khám, bác sĩ nói bé bị bệnh Hypospadias (lỗ tiểu lệch thấp). Bác sĩ nói có thể phẫu thuật nhưng không chắc chắn sẽ thành công. Mình rất lo lắng vì bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng làm đàn ông và sinh con khi trưởng thành. Có gia đình nào đã chữa bệnh này cho con thì cho mình xin ý kiến tham khảo với.
Chị Loan (Quy Nhơn): Con nhà mình cũng bị lỗ tiểu lệch thấp, mình cũng đã tìm hiểu và dự định con hơn 1 tuổi sẽ đưa đi phãu thuật
Nguyên nhân trẻ bị mắc dị tật lỗ đái đổ thấp
Tỷ lệ trẻ mắc dị tật lỗ đái đổ thấp Tỉ lệ trẻ mắc lỗ đái đổ thấp dao động từ 3 phần ngàn đến 1 phần trăm trẻ sơ sinh đủ tháng, có nghĩa là cứ mỗi 1000 trẻ em sinh ra thì có từ khoảng 3 đến 10 trẻ mắc lỗ đái đổ thấp. |
Cho đến nay, dị tật lỗ đái đổ thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân. Các yếu tố môi trường, nội tiết và di truyền được cho là có liên quan cộng hưởng đến sự hình thành nên dị tật này.
Về phương diện bào thai học, vào tuần thứ 8 trong thời kỳ bào thai, một loại tế bào của tinh hoàn gọi là tế bào Leydig sẽ sản xuất ra Testosteron để kích thích làm dài củ sinh dục (sau này là dương vật). Do củ sinh dục phát triển dài ra, nên máng niệu đạo cũng phát triển dài ra theo và sự phát triển của niệu đạo sẽ gần như hoàn tất vào tuần thứ 13 của thời kì bào thai. Khi một nguyên nhân nào đó làm cho quá trình phát triển của máng niệu đạo bị ngừng lại sẽ gây tật lỗ đái đổ thấp ở trẻ nam.
PGS-TS Lê Tấn Sơn, Trưởng khoa Niệu (Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM), cho biết lỗ tiểu đóng thấp là dị tật gặp nhiều nhất trong các bệnh lý về niệu nhi, với tỷ lệ chung là bình quân cứ 250 trẻ trai sinh ra thì có 1 trường hợp lỗ tiểu đóng thấp. Trong số khoảng 250-400 trường hợp bệnh lý niệu nhi mà Khoa Niệu (Bệnh viện Nhi đồng 2) tiếp nhận mỗi năm thì lỗ thiểu đóng thấp ở bé trai chiếm nhiều nhất.
Dị tật lỗ đái đổ thấp là loại dị tật thường kèm theo các dị tật khác mà nhất là ở cơ quan sinh dục ngoài như bìu và tinh hoàn. Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ dị tật lỗ đái đổ thấp có kèm theo tinh hoàn ẩn là 8-10%, và kèm theo thoát vị bẹn là 10-15%. Đặc biệt, nếu trẻ bị dị tật lỗ đái đổ thấp thể càng nặng (nằm cuối dương vật hay gần bìu) thì dị tật tinh hoàn ẩn kèm theo gặp càng nhiều. Chính vì vậy, ngoài việc xác định lỗ đái đổ thấp còn cần khám kỹ bìu của trẻ (xem thêm bài thoát vị bẹn và tinh hoàn ẩn) để phát hiện các dị tật này.
Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bắc, phòng khám nam khoa, bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, lỗ tiểu lệch thấp (được gọi là hypospadias) là dị tật bẩm sinh khiến lỗ tiểu nằm ở vị trí khác thay vì ở đầu dương vật như bình thường. Đây là dị tật hay gặp nhất trong số các dị tật cơ quan sinh dục nam giới. Bé trai bị dị tật này thường có kèm dị tật khác như thoát vị bẹn, tinh hoàn lạc chỗ, tật không có hậu môn hoặc các bệnh tim bẩn sinh...
Tùy theo vị trí của lỗ tiểu mà người ta phân chia ra các thể bệnh và mức độ nặng nhẹ. Thể nhẹ, lỗ tiểu có thể nằm ở ngay phần thấp của quy đầu, hay ở nửa trước của thân dương vật. Thể trung bình là những trường hợp lỗ tiểu nằm ở nửa sau của thân dương vật. Thể nặng là trường hợp lỗ tiểu nằm ở bìu hoặc tầng sinh môn (giữa bìu vào hậu môn).
Một số trường hợp lỗ tiểu đổ thấp ở bìu hoặc tầng sinh môn kèm theo dương vật lún hoặc kém phát triển, làm bộ phận sinh dục của các bé trai mới sinh trông như của bé gái. Vì điều này, có những gia đình đã khai sinh nhầm con trai thành con gái, cho tới khi trẻ lớn, qua thăm khám lâm sàng, siêu âm thấy hình ảnh tinh hoàn và xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ mới xác định được chính xác giới tính của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc cho biết thêm, lỗ tiểu lệch thấp thường đi kèm với dương vật cong và kém phát triển làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiểu tiện, tình dục, sinh sản và tâm lý của người bệnh. Khi còn nhỏ lỗ tiểu thấp làm cho trẻ đi tiểu khó khăn, không thể đứng tiểu mà phải ngồi, tia nước không vọt ra ngoài mà chảy xuống chân, văng bất thường.
Khi trưởng thành, ngoài những ảnh hưởng về tiểu tiện, bệnh sẽ gây trở ngại cho khả năng hoạt động tình dục như: dương vật ngắn, đau khi cương, rối loạn cương hay khó giao hợp. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tình dục, tinh dịch không thể xuất vào trong âm đạo đối với các trường hợp dương vật quá ngắn và cong. Người bệnh lỗ tiểu thấp luôn mang một tâm lý tự ti về bản thân và những lo lắng về tương lai nòi giống...
Theo bác sĩ, trước đây do ít người hiểu biết về bệnh nên trẻ mắc bệnh không được đi khám và phẫu thuật sớm. Chỉ đến khi lớn, có nhận thức về giới tính, thấy mình khác biệt với bạn bè, khi có cảm xúc yêu đương tình dục, dương vật cương đau mới đi khám. Một số khác cố gắng chấp nhận, đến lúc lấy vợ, quan quan hệ tình dục khó khăn hoặc lâu không có con mới tìm tới thầy thuốc. Hiện nay, thường các phụ huynh phát hiện sớm hơn con có dị tật này nên đưa đến bệnh viện kịp thời hơn. Trung bình mỗi tuần tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội, các bác sĩ phẫu thuật cho 3-4 bệnh nhân bị dị tật này.
Biện pháp duy nhất để chữa dị tật lỗ tiểu lệch thấp là phẫu thuật. Mục tiêu là làm cho dương vật thẳng và tạo hình niệu đạo để đưa lỗ tiểu về đúng vị trí của nó (ở đỉnh quy đầu). Khả năng thành công của phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào tuổi và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Với những trường hợp khó hoặc thất bại có thể phải mổ nhiều lần mới thành công.
Theo bác sĩ Hoài Bắc, điều quan trọng là cần phát hiện sớm, việc điều trị bệnh sẽ có kết quả tốt hơn nhiều. Với trẻ em, các tổ chức ở dương vật mềm mại, đàn hồi tốt, ít xơ, ít nhiễm trùng nên quá trình liền sẹo và lành vết thương thuận lợi và nhanh hơn. Ngoài ra tâm lý của trẻ chưa bị ảnh hưởng nhiều, việc đi mổ sửa chữa dương vật cũng giống như đi chữa các bệnh thông thường khác.
Ở người lớn, đã mặc cảm, lo sợ, khi đã chữa thì tâm lý này vẫn tồn tại rằng bộ phận sinh dục của mình đã bị sửa chữa, không còn nguyên vẹn. Ngoài ra, tổ chức dương vật xơ cứng, độ đàn hồi kém, sự xuất tiết tinh dịch về ban đêm gây nhiễm khuẩn, làm cho quá trình liền sẹo khó khăn hơn dễ dẫn đến rò niệu đạo sau mổ, phải can thiệp lại.
Việc phát hiện dị tật lỗ tiểu lệch thấp khá dễ. Bố mẹ quan sát thấy trẻ nam đi tiểu không vọt ra ngoài, đứng tiểu nhưng vẫn ướt quần, nước tiểu chảy xuống chân, dương vật cong, da quy đầu mặt lưng của dương vật thừa dài ra.
Linh Sang (Tổng hợp)