Con tàu nghiên cứu khoa học mang tên nhà thám hiểm Anh hồi thế kỷ thứ 18 James Cook đã điều khiển thiết bị xe vận hành từ xa (ROV) để ghi hình và lấy mẫu tại các miệng thủy nhiệt dưới độ sâu gần 5.000 m.
Tiến sĩ John Copley, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện lần này thật đáng kinh ngạc. Cảnh quan nơi đó khác xa với những gì mà các nhà khoa học hình dung trước đây.
Tôm mù sống gần miệng thủy nhiệt |
Đối với những nhà sinh vật học trên tàu James Cook, miệng thủy nhiệt là nơi có môi trường sống kỳ lạ với nhiệt độ lên đến hơn 400°C, trong khi khu vực xung quanh nhiệt độ trung bình chỉ 4°C. Vì vậy, nghiên cứu lần này nhằm giải đáp câu hỏi tại sao và làm thế nào các sinh vật như hải quỳ, sao biển, tôm mù sinh sống được ở điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Sinh vật hiếm hoi sinh sống ở nhiệt độ 401°C |
Miệng thủy nhiệt là đặc trưng kỳ lạ nhất ở biển sâu, mới được biết đến từ thập niên 1970. Từ đó đến nay có 200 vị trí trên thế giới đã được khảo sát.
Ba năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện những miệng thủy nhiệt tại Rãnh Cayman. Đây là một rãnh sâu nằm giữa hai mặt kiến tạo địa chất, một bên hình thành những miệng thủy nhiệt ở độ sâu kỷ lục là 4.968 m và có nhiệt độ nóng nhất hành tinh.
Theo Người lao động