Nơi tái định cư của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Nơi tái định cư của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Hồng Nhung

Thứ 4, 01/03/2023 10:51

Bên cạnh đó, chuyên gia đề xuất khi quyết định thu hồi đất cần hoàn thiện trước các phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân.

Phát biểu tại Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bà Ung Thị Xuân Hương, Hội Luật gia Tp.HCM đánh giá Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản có nhiều nội dung mới, bổ sung thêm một số điều luật còn thiếu dựa trên vấn đề thực tiễn phát sinh.

Nêu một số kiến nghị thêm vào Dự thảo, đại diện Hội Luật gia Tp.HCM cho rằng cần quy định các trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Dù trong luật cũ cũng như dự thảo mới đều đã có, nhưng quy định này cần được mở rộng hơn, để thống nhất cần làm rõ về mục đích, tiêu chí lúc nào nhà nước cần thiết thu hồi đất.

Bên cạnh đó, cần phải quy định những trường hợp cụ thể thu hồi đất để hài hoà lợi ích giữa người dân và nhà nước bởi đất đai là tài sản lớn, có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Nếu có quy định rõ ràng, cụ thể về thu hồi đất sẽ giúp cơ quan quản lý tại địa phương dễ dàng tiến hành thu hồi đất, tránh xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Thứ hai, về vấn đề bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, đây vẫn luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm.

Dù luôn được quan tâm và chú trọng nhưng hiện trong Dự thảo Luật vẫn còn nhiều ý chưa rõ ràng, hoàn chỉnh, chưa nhận được sự đồng lòng nhất trí cao độ của nhân dân, tồn tại nhiều tranh cãi.

Bà Hương đề xuất khi quyết định thu hồi đất cần có sẵn phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, từ đó giúp đồng bộ các khâu và tiến trình được trôi chảy. Đồng thời cũng tránh để xảy ra tình trạng thu trước rồi mới lên phương án bồi thường khiến quá trình thu hồi bị kéo dài.

Bên cạnh đó, nơi tái định cư mới cần đảm bảo bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Lấy ví dụ, vị đại biểu cho biết có những trường hợp thu hồi nhà mặt đất nhưng bồi thường chung cư, dù diện tích lớn hơn nhưng lại làm người dân mất đi kế sinh nhai, nơi làm ăn buôn bán khiến người dân không thể duy trì hoạt động thường ngày.

Do đó, nơi ở mới không những cần đảm bảo tốt hơn mà còn phải đảm bảo đầy đủ kế sinh nhai cho người dân. Đồng thời, cần đào tạo nghề để con em trong gia đình của nhân dân có nghề nghiệp ổn định, để có nơi ở mới tốt hơn.

Tiêu điểm - Nơi tái định cư của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Toàn cảnh Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ ba, đại diện Hội Luật gia Tp.HCM đánh giá quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp đất thuê trả tiền hàng năm là một điểm mới đáng được khuyến khích trong Dự thảo.

Tuy nhiên, dù ủng hộ và khuyến khích cho chuyển nhượng, thế chấp đất thuê trả tiền hàng năm cũng cần chú ý các vấn đề nhà nước quản lý thế nào, giá thuê, chuyển nhượng ra sao. Cùng với đó cũng phải quản lý các tổ chức tín dụng đứng ra thu tiền, cơ quan quản lý nhà nước đứng ra cho thuê đất.

Thứ tư, về vấn đề giá đất, bà Hương đánh giá cao việc bỏ khung giá đất. Từ đó, tiến tới xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường.

Vị chuyên gia đề xuất thay vì áp dụng bảng giá đất với một số loại đất thì nên bảng giá đất, theo đó giúp đồng bộ giá đất tại tất cả các địa phương, tránh tình trạng lách luật, ảnh hưởng người dân.

Thứ năm, vấn đề đất tôn giáo tín ngưỡng cũng cần được quy định rõ ràng hơn.

Cụ thể, hiện nay đời sống nhân dân cao, cơ sở tôn giáo không còn chỉ để thờ tự mà còn được xây dựng với mục đích kinh doanh nên cần có tiêu chuẩn định mức về việc thờ cúng không thu tiền nhưng kinh doanh thì phải thu tiền.

Việc thu tiền này để tránh thất thu, lạm dụng đất tôn giáo để hưởng lợi. Ban soạn thảo nên bổ sung thêm các quy định về đất nào bắt buộc phải thu tiền rõ ràng hơn.

Cuối cùng, về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Hội Luật gia Tp.HCM đề xuất nên giao UBND giải quyết tranh chấp đối với đất chưa có giấy tờ để nhanh chóng, thuận tiện hơn. Còn với các vụ án tranh chấp đầy đủ giấy tờ có thể nộp lên toà án xử lý.

Việc phân chia cơ quan giải quyết sẽ giúp giảm tải áp lực cho toà án, đồng thời giúp thời gian giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp người dân có nhu cầu kiện ra toà án thì người dân hoàn toàn có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết.

Kết luận, bà Ung Thị Xuân Hương nhấn mạnh việc hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải đặt quyền và lợi ích của người dân lên hàng đầu nhưng vẫn phải đảm bảo Nhà nước có thể qua các điều luật quản lý tốt nguồn lực đất đai của nước nhà.

Xem thêm: Đề nghị công nhận đất không giấy tờ sử dụng trước 2014

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa bao quát hết thực tiễn đời sống

Cần đặc biệt cẩn trọng khi quy định về tái định cư trong Luật Đất đai (Sửa đổi)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.