Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn

Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn

Phạm Ngọc Duy Quân

Phạm Ngọc Duy Quân

Thứ 5, 11/04/2019 14:45

Mấy năm trở lại đây, nắng hạn xảy ra liên tục ở Ninh Thuận. Hàng trăm diện tích đất sản xuất “sống nhờ” vào nguồn nước ở hồ Ông Kinh đang “sống mòn”, đứng trước nguy cơ bỏ đất trống.

Ninh Thuận:  Nông dân đang oằn mình với nắng hạn…!

Clip nông dân Ninh Thuận đang "oằn mình" với nắng hạn

Tìm cách chống hạn…

Ngày 11/4, PV báo Người Đưa Tin đã trở lại hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận để ghi nhận thực tế về lượng nước trong hồ, cũng như tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của bà con nơi đây.

Đi giữa lòng hồ Ông Kinh lúc 9h trưa, PV cảm nhận được sức nóng hừng hực của thời tiết. Dưới ánh nắng gay gắt hình ảnh PV nhìn thấy đầu tiên là người nông dân đang lao động nhễ nhại mồ hôi, những đàn cừu cặm cụi gặm những cọng cỏ cháy khô.

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn

Nông dân Ninh Thuận xây dựng bể chứa để tích trữ nước để phục vụ sản xuất. (Ảnh: Duy Quan).

Trong những năm qua, khu vực hồ Ông Kinh mưa rất ít nên dung tích nước trong hồ chứa không được nhiều.

Theo thống kê của công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận thì tính đến ngày 1/4 lượng nước trong hồ Ông Kinh chỉ còn 29 triệu m3. Hàng trăm diện tích đất sản xuất “sống nhờ” vào nguồn nước ở hồ cũng đang “sống mòn”, đứng trước nguy cơ bỏ đất trống.

Để chủ động ứng phó với biến đổi của khí hậu, nông dân tại hồ Ông Kinh đã sáng tạo ra nhiều cách làm mới như: xây bể chứa nước, đào ao trải bạc để nước không bị thẩm thấu qua đất, từ đó tưới và cứu sống cây trồng.

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn (Hình 2).

Các đường ống nước ngoằn ngoèo của nông dân đấu nối từ hồ Ông Kinh về phục vụ sản xuất. (Ảnh: Duy Quan).

Tình cờ gặp anh Võ Đăng Hiền (ngụ thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải) tại rẫy hành, PV được nghe anh Hiền kể, gần 4 năm về trước, khi mới bước chân vào khu vực hồ Ông Kinh để sản xuất cây hành tím, thì gia đình anh đã chịu cảnh thiếu nước tưới cho cây trồng trong mùa hạn, quyết bám đất để sản xuất. Anh Hiền đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để đào giếng khoan với độ sâu 40 mét, và xây một bể chứa rộng 32 m2, cao khoảng 1,4 mét để tích 30m3 nước, phục vụ tưới sản xuất cho 1,5 sào hành. Nhờ đó cây hành đã phát triển tốt trong mùa hạn,

Chia sẻ với PV, anh Hiền cho hay: “Tuy làm nông có năm được năm mất, nhưng gia đình tôi cảm thấy ấm giữa vùng đất hạn, vì đất không bị bỏ hoang và được duy trì sản xuất liên tục. Trời nắng nóng không mưa, nhưng hiện giờ gia đình vẫn đủ nước để sản xuất. Bằng cách làm xây dựng bể chứa nước đã được gia đình vận dụng tưới cho cây hành cách đây 3 năm”.

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn (Hình 3).

Đào ao, trải bạc để nước không bị thấm thấu là cách mà nông dân tại khu vực hồ Ông Kinh chọn để chống hạn. (Ảnh: Duy Quan).

Một số nông dân ở đây cho biết, 3 năm về trước, hạn khốc liệt nhiều gia đình đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng, sau đó đầu thêm vài triệu nữa để  đào một cái ao rộng khoảng vài chục m2 trải bạc để tích nước tưới cho cây nho, cây tỏi. Năm nay hạn quay trở lại sớm hơn, nông dân sẽ ứng phó bằng cách trên để có nước tưới trong mùa khô. Từ đó, duy trì màu xanh trong cơn hạn để ổn định sản xuất, đưa cuộc sống vươn lên.

Bước vào mùa khô, gần như nông dân nơi đây sử dụng nước giếng khoan, cũng chính vì thế mà xung quanh lòng hồ Ông Kinh, hiện đã có trên 500 giếng khoan, với độ sâu từ 20-100 mét và 190 giếng đào tay để phục tưới cho hơn 90 ha cây trồng, chủ yếu là cây hành tím, cây nho đỏ và phục vụ nước uống cho hàng ngàn con gia súc.

Trông chờ dự án chống hạn…

Trước tình hình nắng hạn tại Ninh Thuận thường xuyên xảy ra, trong năm 2018, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) đã chỉ đạo địa phương cần đấu nối khẩn cấp đường ống cấp nước từ trạm bơm Xóm Bằng đến hồ Ông Kinh dài khoảng 10 km, để có nước phụ vục trên 260ha cây trồng chủ yếu là nho và táo cùng hàng ngàn con gia súc, gia cầm ở khu vực này xã Nhơn Hải.

Khi nghe có dự án đường ống chống hạn về địa phương, nông dân ai cũng phấn khởi và trông chờ dự án sẽ được đi vào hoạt động để “cứu” vùng đất “khát”.

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn (Hình 4).

Ao chứa trong hệ thống chống hạn tạm thời đến nay vẫn chưa có nước. (Ảnh: Duy Quan).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Giám đốc phụ trách ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Ninh Thuận, khẳng định: “Hiện, dự án vẫn đang chờ xin chủ trương của bộ NN & PTNT nên chưa thể đi vào hoạt động. Mục tiêu đầu tư của hệ thống ống nước từ trạm bơm Xóm Bằng về hồ chứa nước Ông Kinh để chống hạn tạm thời. Hiện nay, đã lắp hơn 10km đường ống nối tiếp từ trạm bơm Xóm Bằng cũ về hồ Ông Kinh, để cấp nước cho gia súc và một số cây công nghiệp trong thời gian hạn hán xảy ra”.

Ông Quang nói thêm, hiện, đơn vị đang xin ý kiến UBND tỉnh Ninh Thuận bàn giao tạm thời dự án cho trạm thủy nông, để cung cấp nước kịp thời ứng phó với hạn có thể đến sớm trong mùa khô. 

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn (Hình 5).

Nắng nóng làm nhiều đồng cỏ cháy khô, gia súc đang đối mặt với tình trạng thiếu ăn. (Ảnh: Duy Quan).

Nhiều nông dân nhận định, hạn sẽ quay lại sớm, nhưng không vì thế mà nông dân bỏ đất vẫn bám trụ nơi đang sản xuất. Gia đình ông Nguyễn Hàm An, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, có 2 giếng khoan, nhưng đến thời điểm này các giếng cũng đang dần cạn kiệt nước. Ông An buồn bã nói: “Mấy năm qua, gia đình tôi đã đã bỏ ra 80 triệu đồng khoan giếng với độ sâu từ 32 - 36 m, nhưng chỉ có 2 giếng có nước, hai giếng còn lại xem như mất trắng tiền đầu tư”.

Môi trường - Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn (Hình 6).

Giếng nước chống hạn của nông dân xã Nhơn Hải. (Ảnh: Duy Quan).

Chỉ tay về các giếng khoan, ông An than thở: “Nay các mũi giếng khoan đã hụt nước, chỉ bơm được thoi thóp, tưới cây trồng vài ngãy nữa sẽ hết. Vì, giờ trời quá nắng gắt và hạn sẽ quay lại sớm với vùng đất sản xuất này, gia đình sẽ phải cật lực tìm nước chóng chọi để cứu cây trồng. Chúng tôi đang trông ngóng hệ thống đường ống nước chống hạn sớm đưa nước về, để giúp bà con có thêm nước trong mùa nắng nóng này".    

Hiện, Ninh Thuận đang bước vào mùa nắng nóng cao điểm, nhiều hồ nước đang dần ở mực nước chết. Trong thời gian này, nông dân cũng đang “oằn mình” chống chọi với nắng hạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.