Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão

Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Chủ nhật, 29/10/2017 12:55

Con gái Thượng tá Võ Đình Thường đầu tư tiền tỷ vào ông chủ BOT Biên Hòa, Khaisilk bán hàng Trung Quốc suốt 30 năm qua, ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu hàng loạt tài sản khủng... là những thông tin không thể bỏ lỡ trong tuần qua.

Thượng tá Võ Đình Thường gả con gái làm dâu đại gia

Tiêu dùng & Dư luận - Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão

 Sự việc liên quan đến Thượng tá Võ Đình Thường gây xôn xao dư luận tuần qua.

Ngày 21/10, Thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai, người ký giấy mời một số tài xế qua trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa đến làm việc đã chính thức thừa nhận với báo chí: Ông chính là vị Đại úy Trạm trưởng từng bị kỷ luật trong vụ “mãi lộ” xảy ra tại trạm CSGT Dầu Giây cách đây 14 năm.

Ngày 22/10, bộ Công an đã chính thức thông tin liên quan đến vụ việc trên. Bộ Công an khẳng định: “Việc thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Võ Đình Thường có Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và thực hiện đúng quy trình, quy định của bộ Công an về công tác cán bộ”.

Về thông tin dư luận đồn đoán rằng ông là con rể ông của lãnh đạo chủ đầu tư trạm thu phí BOT Biên Hoà, ông Võ Đình Thường khẳng định thông tin trên là bịa đặt.

Tuy nhiên, ông Thường cho biết con gái ông "lấy một người cháu của lãnh đạo công ty Cường Thuận (chủ đầu tư trạm thu phí BOT Biên Hòa). Nhưng "pháp bất vị thân" nên không có gì dính dáng đến gia đình cả”.

Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, con gái ông Võ Đình Thường là bà Võ Minh Thùy đã hai lần đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược của CP Đầu tư và Phát triển Cường Thuận IDICO trong hai lần tăng vốn vào tháng 7/2016 và tháng 3/2017.

Hiện bà Võ Minh Thùy sở hữu 615.400 cổ phiếu CTI của công ty Cường Thuận IDICO - tương đương 1,01% vốn điều lệ. Với mức giá cổ phiếu CTI là 26.850 đồng khối tài sản của con gái Thượng tá Võ Đình Thường khoảng 16,5 tỷ đồng.

Việc con gái có khối tài sản tiền tỷ như trên, ông Thường khẳng định, ông không biết, không để ý đến việc làm ăn kinh tế của con gái.

“Con gái tôi lấy chồng và vào làm việc tại công ty Cường Thuận. Nhưng công việc của con tôi thế nào, tôi không rõ và cũng không hỏi đến”, ông Thường chia sẻ.

Ông Phạm Sỹ Quý sai phạm nghiêm trọng, bị kỷ luật cảnh cáo

Tiêu dùng & Dư luận - Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão (Hình 2).

 Biệt phủ nguy nga của Giám đốc sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý.

Chiều 23/10, Thanh tra Chính phủ đã công bố 11 kết luận và 7 kiến nghị về những sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái và vợ là bà Hoàng Thị Huệ cũng như những cá nhân, tập thể liên quan.

Kết luận của TTCP nêu: Theo quy định luật Phòng chống tham nhũng hiện hành thì “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”.

Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy, trong 3 năm liền 2014, 2015, 2016, ông Phạm Sỹ Quý đều vi phạm về việc kê khai tài sản, cụ thể là kê khai không trung thực.

Ngày 27/10, sau kết luận của TTCP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái đã khẩn trương triển khai các nội dung trong kết luận Thanh tra, tiến hành xử lý kỷ luật đối với các cán bộ có sai phạm theo quy định.

Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái bị áp dụng hình thức kỷ luật “Cảnh cáo” về Đảng; đồng thời, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên ban Chấp hành Đảng bộ sở Tài nguyên và Môi trường.

Về chính quyền áp dụng hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”; đồng thời, cho thôi chức vụ Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường; điều động đến nhận công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái để đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh.

Lời nói dối tơ lụa suốt 30 năm của doanh nhân Hoàng Khải

Tiêu dùng & Dư luận - Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão (Hình 3).

 Cú lừa dối suốt 30 năm của ông chủ Khaisilk.

Ngày 17/10, một khách hàng đặt mua 60 chiếc khăn lụa vuông thương hiệu Khaisilk với giá 644.000 đồng/chiếc phản ánh sự việc trong cùng một chiếc khăn có hai nhãn mác “Made in China” và “Khaisilk Made in Viet Nam”.

Sau đó, ông chủ của Khaisilk đã lên tiếng thừa nhận việc nhập khăn Trung Quốc gắn mác Khaisilk từ những năm 1990 và xin lỗi khách hàng.

Ngày 26/10, Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký văn bản hỏa tốc chỉ đạo cục Quản lý thị trường phối hợp với cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Đội Quản lý thị trường số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cửa hàng số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội và tạm giữ 56 chiếc khăn vuông lụa tơ tằm kích thước 50x50 cm nhãn Khaisilk Made in Viet Nam là tang vật vi phạm để tiếp tục xử lý. Tổng giá trị hàng bị tạm giữ là hơn 30 triệu đồng.

Từ ngày 26/10, toàn hệ thống cửa hàng Khaisilk đã tạm thời đóng cửa với lý do tổng kiểm tra và rà soát hàng hóa. Các cửa hàng cũng bắt đầu đầu tiếp nhận thu hồi sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách.

Vụ việc nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận do Khaisilk là một thương hiệu lụa tơ tằm nổi tiếng lâu đời, gắn liền với doanh nhân Hoàng Khải – người sở hữu nhiều tài sản và chuỗi nhà hàng trị giá hàng trăm triệu USD.

FPT thu học phí bằng tiền ảo Bitcoin – có thể phạt 200 triệu?

Tiêu dùng & Dư luận - Nóng trong tuần: Bốn “ông lớn” thay phiên gây bão (Hình 4).

 ĐH FPT thu học phí bằng Bitcoin.

Mới đây, ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐTQ Đại học FPT cho biết nhà trường "chấp nhận cho sinh viên nộp học phí bằng Bitcoin, trước mắt áp dụng cho sinh viên nước ngoài".

Như vậy, Đại học FPT sẽ là trường đầu tiên ở Việt Nam chấp nhận sinh viên nộp học phí bằng Bitcoin – một loại tiền ảo chưa được cơ quan quản lý đưa ra khung pháp lý cụ thể.

Sáng 28/10, NHNN đã chính thức phát đi thông cáo liên quan đến việc sử dụng tiền ảo (hay còn gọi là tiền kỹ thuật số - cryptocurrency) làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp. 

Bên cạnh đó, việc “Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp” cũng là hành vi bị cấm.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Về chế tài xử lý vi phạm, NHNN cho biết, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hoa Liên (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.