Bằng cách này, gần 10.000 người thuộc các dân tộc ở Tây Nguyên đã đi theo dưới trướng của bà, tôn thờ bà như một nữ chúa của rừng xanh.
Uống nước thánh nuôi chí căm thù
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung vẫn còn là một vùng đất hoang sơ, vắng người, chủ yếu là màu xanh thẫm của rừng và một vài buôn làng lác đác dưới chân núi. Để tập hợp được cả ngàn người dân tộc thiểu số cùng chung một lòng dám đứng lên đánh Pháp không phải là việc làm đơn giản và dễ dàng. Một người phụ nữ trẻ tuổi, chân yếu tay mềm, không hề biết chữ, chưa từng được nghe qua về binh đao, chiến trận như bà, sẽ làm cách nào để thu phục được họ đi theo mình.
> Đọc thêm: Huyền thoại nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh
Đến lúc này, có lẽ vẻ ngoài lạ thường của một người bị bạch tạng như bà lại trở nên có tác dụng. Bản thân bà, một người có làn da trắng như sứ, mái tóc dài cũng trắng như mây luôn nổi bật giữa muôn người, khiến mọi người dễ dàng tin rằng, bà chính là người được các vị thần linh cử tới để giúp đỡ họ.
Bà bắt đầu vận động những người nông dân K'Ho từ quê hương Đồng Đò của mình trở thành những binh sĩ đầu tiên trong nghĩa quân của bà. Nhưng những người nông dân chân đất này cũng như bà, ngày ngày chỉ biết lên rừng làm rẫy, xuống suối bắt cá về ăn, làm thế nào để truyền cho họ nội lực và lòng dũng cảm đứng lên chống Pháp. Bà chọn cách lập đàn thờ cúng Yang bằng nước lấy từ dòng Đạ Dơng, sau đó đọc thần chú, rồi dùng nước thánh đó phân phát cho mọi người uống. Nước thánh này sẽ giúp cho họ có thêm sức mạnh của thần linh để chống lại kẻ thù. Cách này giúp cho việc chiêu mộ binh sĩ và chế tạo vũ khí để đánh Tây của bà được dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Những người nông dân này tin rằng, "người phụ nữ trắng" kia chính là một nữ thần, một sứ giả được các vị thần linh phái xuống. Họ truyền tai nhau tìm đến bà, xin tham gia vào lực lượng khởi nghĩa của bà ngày một đông.
Lúc sinh thời, ông K'Sen hay nhắc về một buổi lễ ăn thề của nghĩa quân trước khi bắt đầu vào cuộc chiến. Tiếng bà vừa dứt, những chén nước thánh được truyền đi, nghĩa là sức mạnh của thần linh được truyền vào đôi tay để đôi tay thêm rắn chắc, truyền vào đôi chân để đôi chân thêm khỏe. Lời thề không đội trời chung với giặc Pháp của nghĩa quân vang vọng qua trùng điệp những ngọn núi, những cánh rừng Di Linh, ào ào như thác nước. Phong trào nước thánh Đạ Dơng này còn có tên gọi khác là phong trào Mọ Kọ.
Anh K'Bảo, Bí thư đoàn xã Tân Nghĩa đang kể chuyện về nữ chúa rừng xanh
Đồng xu đỏ thành mũi tên đánh giặc
Khởi phát vào năm 1937 (ngay sau khi khởi nghĩa Ama Trang Lơng thất bại), phong trào Mọ Kọ của bà trắng Ka Nhòi với hình thức lấy nước thánh Đa Dơng phân phát đến từng binh sỹ đã có ảnh hưởng đến nhiều vùng ở Tây Nguyên; đặc biệt, phong trào còn lan sang tận Campuchia.
Nhưng gần 10.000 binh sĩ của bà Ka Nhòi gặp phải một khó khăn đó là thiếu vũ khí đánh giặc trầm trọng. Hai thủ lĩnh Ka Nhỗi và K'Voai đã nghĩ ra được cách thành lập những hội kín, vận động nhân dân quyên góp đồng xu để đúc mũi tên làm vũ khí, không nộp xâu cho Pháp. Phong trào này được đặt tên là phong trào đồng xu đỏ. Không chỉ vận động bằng lời nói, bà Ka Nhòi còn tiếp tục dùng nước thánh phân phát cho người dân, để đổi lấy những đồng xu, quyên góp lương thực nuôi quân, chuẩn bị cho cuộc kháng Pháp lâu dài.
Tuy nhiên, phong trào này của bà Ka Nhòi chỉ kéo dài được khoảng ba năm (1937 - 1940). Sau đó, bọn thực dân và tay sai đã đánh hơi được, trong báo cáo hỏa tốc của Công sứ Pháp tại tỉnh Đồng Nai Thượng gửi Khâm sứ Trung Kỳ với nội dung: Cuộc bạo loạn của người Thượng tại Đồng Nai Thượng, kẻ thù đã tổ chức một cuộc bao vây quy mô lớn trong bảy ngày bảy đêm tại căn cứ Đồng Đò. Và toàn bộ ban tham mưu của nghĩa quân Mọ Kọ đã bị bắt.
Tòa án thực dân đã kết án nữ tướng K’Ho và đồng bọn tội làm loạn, chống lại nhà nước bảo hộ. Trước súng gươm của quân xâm lược, Mọ Kọ và những nghĩa quân của bà vẫn thể hiện tinh thần bất khuất, hiên ngang, vẫn lớn tiếng tố cáo tội ác của lũ giặc cướp nước. Bà bị kết án 20 năm tù khổ sai và đày đi Côn Đảo. Khi đế quốc Mỹ thay thực dân Pháp đàn áp trên chiến trường miền Nam, bà được đưa trở về đất liền, sống tại quê hương Đồng Đò cùng với gia đình và mất vào năm 1973. Thi thể của bà được chôn chung cùng với nhiều thi thể khác trong dòng họ theo tập tục của người K'Ho.
Người phụ nữ K'Ho dũng cảm, kiên trung và giàu lòng yêu nước ấy về với đất, khép lại cuộc đời nhiều nỗi buồn nhưng đầy hào khí của mình trong im lặng.
Cùng với N'Trang Lơng ở Đắk Nông, Săm Brăm ở Phú Yên, Ka Nhòi là bông hoa duy nhất của đại ngàn, viết nên những trang sử hào hùng về vùng đất Tây Nguyên anh dũng trong phong trào kháng Pháp của dân tộc.
Dùng "mỹ nhân kế" để đánh Pháp Sau hội thề, từng nhóm quân của nữ chúa đã có những chiến công đầu tiên trong việc đánh Pháp. Họ đánh Pháp bằng cách dùng những cô gái K'Ho xinh đẹp ra suối giặt đồ làm mồi nhử, khi những tên lính Pháp mon men tới gần buông lời chọc ghẹo tán tỉnh không cảnh giác, những người đàn ông K'Ho núp trong những lùm cây gần đó ào ra, bao vây và dùng giáo mác, gậy gộc giết những tên Pháp háo sắc. |
Hương Lam
(Còn nữa)
> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!