Nữ Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng hồ sơ chị gái để thăng tiến: Cần làm rõ ai đã “nâng đỡ”

Nữ Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng hồ sơ chị gái để thăng tiến: Cần làm rõ ai đã “nâng đỡ”

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường

Thứ 4, 09/10/2019 10:00

Liên quan vụ nữ Trưởng phòng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng hồ sơ của chị gái để xin việc và thăng tiến, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần phải làm rõ, ai là người đã “nâng đỡ” cho bà Thảo.

Tin nhanh - Nữ Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng hồ sơ chị gái để thăng tiến: Cần làm rõ ai đã “nâng đỡ”

Bà Trần Thị Ngọc Thảo (ảnh nhỏ) đã dùng bằng cấp 3 của chị gái để xin việc làm tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, rồi thăng tiến.

Thông tin bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) đã dùng hồ sơ giả mạo để xin việc làm, thăng tiến tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đang khiến dư luận xôn xao.

Mặc dù chưa học hết THPT nhưng bà Thảo lại lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa để làm hồ sơ xin việc tại Nhà khách Tỉnh ủy.

Sau nhiều năm “núp bóng” dưới cái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa , người phụ nữ này được kết nạp Đảng rồi thăng tiến lên chức Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Sự dối trá của bà Thảo đã khiến dư luận dậy sóng.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH - Giáo sư Nguyễn Anh Trí để lắng nghe ý kiến xung quanh vấn đề này.

Thưa ĐBQH, sự việc nữ Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái để làm hồ sơ xin việc và thăng tiến, đang khiến dư luận quan tâm. Ông nhìn nhận như thế nào về sự việc này?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Hành vi dùng bằng giả là không thể chấp nhận được. Đây là sự lừa dối! Dùng bằng giả để xin làm việc ở một cơ quan nào đó  – đặc biệt là cơ quan Đảng; để khai lý lịch kết nạp Đảng; để học lấy bằng cấp khác là không thể được, là vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, nếu dùng bằng giả để thăng tiến lại càng không thể chấp nhận. Vi phạm này càng nghiêm trọng hơn!

Bởi vậy, cần xem xét và thực thi kỷ luật theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tin nhanh - Nữ Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng hồ sơ chị gái để thăng tiến: Cần làm rõ ai đã “nâng đỡ” (Hình 2).

Đại biểu Quốc hội - Giáo sư Nguyễn Anh Trí.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Thưa ông, về nguyên tắc, việc tuyển chọn cán bộ vào công tác tại cơ quan Đảng, việc xác minh lý lịch đảng viên cũng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ. Vậy theo ông, những người đã tuyển chọn bà Thảo vào làm việc và người xác minh lý lịch cho bà Thảo vào Đảng có phải chịu trách nhiệm hay không?

Tôi nghĩ rằng, cần phải xem ai, tổ chức nào đã tuyển chọn, đề cử và làm các thủ tục để bà Trần Thị Ngọc Thảo được vào làm việc ở cơ quan Đảng, được trở thành đảng viên và để được lên đến cấp trưởng phòng? Vậy, ai đã “nâng đỡ” cho bà Thảo? 

Nếu đó là một hành vi không đúng, vi phạm các nguyên tắc Đảng và pháp luật thì cần xem xét để kỷ luật.

Ông có nghĩ rằng, khâu tuyển chọn, quản lý cán bộ của cơ quan - nơi bà Thảo công tác vẫn còn những kẽ hở hay không?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Nếu mà làm chặt chẽ từ khâu tuyển dụng cán bộ thì đã không xảy ra sự việc của bà Thảo.

Hiện nay, bà Thảo đã làm đơn xin thôi việc. Vậy, theo quy định, trong khi bà Thảo đang bị xem xét kỷ luật thì có được giải quyết đơn hay không, thưa Đại biểu?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Xét về góc độ tâm lý thì bà Thảo làm đơn xin thôi việc là điều dễ hiểu. Bởi vì, bà Thảo đã không trung thực, gian dối trong công tác thì không còn tư cách gì để làm việc. Khi bà Thảo tự nhận thấy mình không xứng đáng tiếp tục đảm nhiệm công việc thì làm đơn xin nghỉ.

Thế nhưng, không có nghĩa là cứ làm đơn xin nghỉ thì sẽ không bị kỷ luật. Phải kỷ luật cả về mặt chính quyền lẫn kỷ luật Đảng.

Sự việc của bà Thảo là vấn đề rất nghiêm trọng cho nên phải làm rõ, xử lý đúng người đúng tội.

Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Một cán bộ nguyên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết: “Việc tuyển dụng cán bộ thì xác nhận hồ sơ ban đầu là thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phường. Từ sơ yếu lý lịch đó thì các cơ quan mới tiến hành tuyển dụng.

Trong trường hợp của bà Thảo, việc tuyển dụng đã không chặt chẽ nên mới để xảy ra sự việc. Đây cũng là một bài học cho các cơ quan, đơn vị khác rút kinh nghiệm.

Thứ hai, khi bà Thảo khai lý lịch Đảng thì Bí thư Chi bộ ở địa phương là người nhận xét, xác nhận về những lời khai của bà Thảo có trung thực hay không. Vậy nên, trong sự việc của bà Thảo, Bí thư Chi bộ ở địa phương cũng có phần trách nhiệm”.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.