Nữ văn sĩ Ấn bị thảm sát vì đấu tranh cho phụ nữ Afghanistan

Nữ văn sĩ Ấn bị thảm sát vì đấu tranh cho phụ nữ Afghanistan

Thứ 6, 06/09/2013 15:08

Cảnh sát Afghanistan cho biết, hôm qua (5/9), một nhà văn Ấn độ từng viết một cuốn sách về những ký ức trong cuộc chạy trốn quân Taliban, được chuyển thể thành phim Bollywood đã bị phiến quân tại Afghanistan bắn chết.

Theo ông Dawlat Khan Zadran, cảnh sát trưởng của tỉnh Paktika, bà Sushmita Banerjee, hay còn được biết tới với tên gọi Sushmita Bandhopadhya, đã bị giết hại ở bên ngoài ngôi nhà bà sinh sống ở tỉnh Paktika.

Ông cho biết, các bính lính của phiến quân Taliban bị nghi ngờ đã đột nhập vào nhà nạn nhân tối hôm 4/9, bịt mắt và trói chồng bà sau đó bắt  cóc bà Sushmita Banerjee.

Xác bà đã được tìm thấy vào ngày hôm sau 5/9, nằm bên ngoài một trường học địa phương, ngoại ô thành phố Sharana.

Theo Cảnh sát trưởng, trên người bà có khoảng 20 vết đạn bắn.

Bà Banerjee đã được đông đảo công chúng biết tới qua cuốn sách xuất bản năm 1995 có tên “Một người vợ Bengali của Kabuliwala”. Cuốn sách kể về câu chuyện bà kết hôn bằng tình yêu và chuyển tới Afghanistan năm 1989 để sống với chồng. Đó là toàn bộ diễn biến cuộc đời bà tại Afghanistan khi bà bị quân đội Taliban truy đuổi và chặng đường bà quay trở về Ấn độ.

Năm 1998, bà cũng viết một bài báo đăng trên tạp chí Outlook của Ấn độ về cuộc sống của bà tại Afghanistan mà theo bà cuộc sống tạm ổn cho đến khi bị phiến quân Taliban đàn áp năm 1993.

Tiêu điểm - Nữ văn sĩ Ấn bị thảm sát vì đấu tranh cho phụ nữ Afghanistan

Bà Sushmita Banerjee trong một cuộc họp báo ra mắt bộ phim có tên “Chạy trốn khỏi Taliban” chuyển thể từ câu chuyện đời bà

Trên tạp chí Outlook, bà viết “ tôi nhớ đó là vào khoảng đầu năm khi một vài thành viên của phiến quân Taliban tới nhà chúng tôi”… “ Họ có nghe nói tôi đang kinh doanh một cửa hàng bán thuốc ở nhà. Tôi không phải là một bác sĩ được đào tạo nhưng tôi biết chút ít về những căn bệnh thông thường. Từ khi không có sự hỗ trợ về y tế trong vùng, tôi nghĩ tôi có thể tự hỗ trợ bản thân và khiến mình luôn bận rộn với công việc bằng cách phân phát thuốc cho nhân dân. Chúng tôi rất kinh ngạc khi phiến quân Taliban gọi tôi - một phụ nữ dám điều hành một cơ sở kinh doanh. Họ yêu cầu tôi phải đóng cửa hàng thuốc và gọi tôi là một người phụ nữ thiếu đạo đức".

Bà viết, “ họ còn đưa cho chúng tôi một danh sách những việc được làm và không được làm trong đó bị cấm nghe đài hoặc ghi âm.  Phụ nữ không được phép đi chợ. Họ thậm chí còn cấm phụ nữ ra khỏi nhà trừ khi đi cùng chồng. Tất cả phụ nữ đều phải xăm tên chồng lên cánh tay trái. Và gần như tất cả những giao tiếp giữa nam giới và nữ giới bên ngoài xã hội đều bị cấm”.

Năm 2003, cuốn sách của bà được chuyển thể thành phim có tên “Chạy trốn Taliban”. Được biết, những bộ phim thể loại Bollywood cực lỳ phổ biến ở Afghanistan.

Bà Banerjee, 49 tuổi mới đây đã chuyển về tỉnh Paktika để sống với chồng là một doanh nhân người Afghanistan, ông Jaanbaz Khan.
Cảnh sát cho biết, bà Banerjee đã giúp được rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong vùng nơi có rất ít bác sĩ chuyên về sức khỏe phụ nữ.

Bà Banerjee từng nhiều lần là mục tiêu bị sát hại vì nhiều lý do trong đó vì cuốn sách và bộ phim này của bà quá thu hút dư luận, đôi khi lý do cũng chỉ vì bà là phụ nữ Ấn độ.

Chưa có nhóm nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.

Trong một bài phỏng vấn với trang rediff.com năm 2003, bà bày tỏ hy vọng rằng câu chuyện cuộc đời bà sẽ giúp mọi người “hiểu hơn về điều kiện sống của người phụ nữ Afghanistan”.

Được biết, người phụ nữ Afghanistan nào dám nói và làm theo ý mình có thể bị đe dọa hoặc bị giết chết. Theo kết quả khảo sát của hãng Thomson Reuters Foundation, Afghanistan đứng đầu danh sách về bạo lực, hệ thống chăm sóc y tế yếu kém và nạn nghèo đói. Đứng thứ hai danh sách là Congo, tiếp đó là Pakistan, Ấn Độ và Somali.

Ở Afghanistan, tỉ lệ tử vong của phụ nữ mang thai cực kỳ cao, phụ nữ hầu như không có quyền về kinh tế và không được tiếp xúc với bác sĩ. Theo UNICEF, tỉ lệ tử vong phụ nữ khi sinh con ở Afghanistan là 1/11.

Khi còn sống, bà Banerjee từng có một mong ước: “ Một ngày nào đó, tôi sẽ quay trở lại để giải thoát họ”.

Trang Trần ( Theo CNN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.