Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?

Ngô Thị Huyền

Ngô Thị Huyền

Thứ 3, 29/10/2024 17:39

Khi nước lũ chưa rút hết, các địa phương còn bị chia cắt, chính quyền sẽ điều tiết vận chuyển hàng cứu trợ đảm bảo an toàn nhất cho người dân.

Liên quan đến công tác điều phối hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm gửi đến người dân vùng lũ Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết, địa phương bố trí 2 điểm tập kết tiếp nhận hàng hóa của nhà hảo tâm và huy động một số thuyền của người dân để đưa hàng cứu trợ vào nơi bị ngập lụt.

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?- Ảnh 1.

Các đội thiện nguyện, cứu hộ về Lệ Thủy để hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết giúp người dân vượt qua khó khăn (Ảnh: M.P).

Để bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng ngập lụt, huyện Lệ Thủy sẽ tiếp nhận hàng cứu trợ tại khu vực ngã tư Cam Liên (xã Cam Thủy) và chợ Đôộng (xã Mai Thủy).

Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Lê Văn Sơn cho biết, địa phương đã huy động 10 thuyền của ngư dân các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy tham gia chở hàng cứu trợ, nhu yếu phẩm cần thiết cứu trợ cho người dân vùng ngập lụt.

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?- Ảnh 2.

Thuyền của ngư dân được huy động để cứu trợ người dân vùng lũ (Ảnh: Ngọc Hải).

Trước mắt, sẽ huy động 3 thuyền tham gia hỗ trợ cứu hộ, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân vùng “rốn lũ”. Sau đó, tùy vào tình hình thực tế sẽ bố trí các thuyền của ngư dân làm nhiệm vụ hợp lý. 

Các thuyền của ngư dân tham gia chở hàng cứu trợ đều có kinh nghiệm tham gia cứu hộ, cứu nạn trong trận lũ lịch sử năm 2020.

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?- Ảnh 3.

Hình ảnh ấm áp trong mưa lũ khi bé gái được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn (Ảnh: M.Tú).

Tại một số bản làng ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy bị lũ chia cắt, chính quyền địa phương, lực lượng công an phải dùng dây ròng rọc tiếp tế lương thực cho người dân. 

Theo ông Hồ Văn Núi, Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy, trong hai ngày mưa lớn, nước ở các con sông suối lên nhanh, có 11 hộ dân ở bản Khe Giữa bị cô lập hoàn toàn.

“Khi nghe cán bộ cơ sở báo về một số hộ dân bị cô lập có thể thiếu đồ ăn, nước uống nên lực lượng bộ đội, công an sử dụng dây ròng rọc bắn sang bờ bên kia để chuyển mì tôm, lương khô tạm thời cho người dân”, ông Núi nói.

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?- Ảnh 4.

Các lực lượng của xã Ngân Thủy cùng bộ đội, công an sử dụng dây ròng rọc để chuyển mì tôm, lương khô tạm thời cho người dân (Ảnh: CTV).

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự huyện Lệ Thủy, đến nay, toàn huyện vẫn còn hơn 19.700 nhà dân ngập nước; khoảng 305ha hoa màu, 41.000 con gia cầm, gần 400ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. 

Ngoài ra, một số diện tích nuôi tôm, cá lóc ở 2 xã Ngư Thủy Bắc và Ngư Thủy bị thiệt hại; Đã có 2 người chết; các tuyến đường giao thông bị ngập lụt sâu, chia cắt, sạt lở; nhiều tuyến kênh mương, đê bao bị sạt lở, hư hỏng…

Trong khi đó, thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự huyện Quảng Ninh cho biết, trong 2 ngày qua, trên địa bàn huyện Quảng Ninh xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to đã làm 12.123 ngôi nhà của người dân bị ngập.

Công an huyện Quảng Ninh đã huy động 350 cán bộ, chiến sĩ, 15 phương tiện trực tiếp có mặt ở những nơi ngập lụt sâu để phối hợp với chính quyền địa phương di dời người dân đến nơi an toàn.

Nước lũ chưa rút, hàng cứu trợ cho người dân được vận chuyển như thế nào?- Ảnh 5.

Các chiến sĩ CSGT Công an huyện Quảng Ninh dầm mình dưới dòng nước lũ cứu hộ người dân (Ảnh: CTV).

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Ninh cũng đã điều động 3 xuồng cao tốc, hơn 20 cán bộ trực tiếp ứng cứu, phục vụ công tác chỉ huy và giúp đỡ nhân dân; điều hơn 300 dân quân cơ động tại chỗ ở các xã thị, trấn để hỗ trợ, giúp đỡ di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi tránh trú an toàn.

Ông Lê Ngọc Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, cũng cho biết: “Chúng tôi đã làm tốt công tác '4 tại chỗ', những ngày qua người dân đều an toàn, đủ lương thực thực phẩm. Huyện đang lập 4 đoàn đưa nhu yếu phẩm nước uống về cứu trợ các thôn bị ngập sâu chia cắt và thăm hỏi các gia đình có người chết do lũ lụt”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.