Ước mơ làm giàu từ nông nghiệp thành hiện thực
Để có được thành công như ngày hôm nay anh Nguyễn Văn Đạt sinh năm 1998 tại Kinh Môn, Hải Dương đã từng phải gánh khoản nợ lên tới 3 tỷ đồng khi vừa tròn 20 tuổi. Tuy nhiên với ý chí làm giàu không khuất phục anh nông dân trẻ này quết tâm đứng lên bằng được sau "vết xe đổ".
Nông dân Nguyễn Văn Đạt còn trẻ nhưng có quyết tâm làm giàu đáng ngưỡng mộ. Mồ côi cha từ nhỏ, gánh nặng cơm áo anh Đạt quyết định không thi vào đại học.
Khởi nghiệp từ rất sớm, khoảng năm 2016, anh nông dân trẻ thuyết phục mẹ dốc hết tiền tiết kiệm, đồng thời vay mượn thêm để mua 7 sào đất làm trang trại trồng rau sạch kết hợp chăn nuôi.
Thời điểm đó quy mô trang trại lên tới hàng nghìn con lợn và gà thịt, cùng hàng nghìn con gà và chim cút đẻ trứng và 3 ao nuôi cá rô đồng, cá trắm cỏ,...
Thuở ban đầu khởi nghiệp làm nông nghiệp do thiếu kinh nghiệm cộng với việc giá lợn hơi lao dốc vào năm 2018, anh Đạt phải đón nhận thất bại, ôm đống nợ lên đến 3 tỷ đồng. Với số tiền lớn như vây, đây quả thật như một "cú sét đánh ngang tai" với chàng trai vừa mới 20 tuổi.
Dù thất bại với số tiền lớn bằng cả gia tài nhưng với ước mơ làm nông nghiệp vẫn luôn lấn át nỗi sợ hãi, giúp anh vượt qua áp lực nợ nần.
Đến nay, dù con đường khởi nghiệp còn nhiều gian nan nhưng chàng trai 9X đã có được một số thành tựu nhất định.
Tiết lộ với Vietnamnet về quá trình đứng lên làm lại từ đầu. Điển hình từ những trải nghiệm đã qua, anh Đạt quyết tâm làm lại từ đầu với mô hình nông nghiệp - du lịch - giáo dục. Anh thuê lại một resort bỏ hoang tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Khi có địa điểm anh Đạt bắt tay làm mô hình nông nghiệp sinh thái tuần hoàn: nuôi bò - phân bò nuôi giun quế. Giun quế để nuôi gà và nuôi lợn. Phân giun được dùng để trồng rau và chăm bón cho cây dược liệu.
Không chỉ vậy, để tận dụng triệt để lợi thế có ở trang trại anh còn nuôi cà cuống, chế biến nước mắm cà cuống, trồng rau mầm, nuôi ốc nhồi và cá để ăn các phụ phẩm nông nghiệp sau chế biến...
Sau những vấp ngã ban đầu dần dần anh xây nền móng vững chắc cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Vừa chăn nuôi vừa mở thêm mảng du lịch, bao gồm hoạt động trải nghiệm tại trang trại với hệ thống lưu trú gồm 20 phòng nghỉ, cùng khu cắm trại trải nghiệm sinh thái .
Bên cạnh đó, với trang trại rộng lớn anh sản xuất rau, trồng cây ăn trái kết hợp nuôi ong lấy mật.
Vừa làm vừa nhận thấy tiềm năng từ mô hình phát triển kinh tế này, anh Đạt chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân sản xuất theo hướng sinh thái
Với anh nông dân 9X này khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt, khởi nghiệp trong nông nghiệp sinh thái, an toàn lại càng khó khăn hơn. Sau những năm tháng vất vả doanh thu từ mô hình anh làm cũng cho doanh thu cao.
Cụ thể, năm 2023 hơn 4 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu năm 2024 sẽ tăng thêm khoảng 20% nhờ nguồn thu theo hướng sinh thái đang liên kết với nông dân.
Nuôi giun quế, nông dân thu tiền tỷ
Tương tự anh Đạt, nhờ chịu khó làm ăn, Dương Văn Tú thành công với mô hình trang trại nuôi trùn quế, mỗi năm doanh thu lên đến 1 tỷ đồng.
Trên diện tích 2.000m2, trang trại đã đầu tư xây dựng bể lắng, dãy chuồng nuôi giun… Toàn bộ chất thải của lợn hàng ngày được hoà nước, làm thức ăn cho giun.
Chia sẻ với báo Nghệ An về quá trình nuôi trùn quế cho doanh thu tiền tỷ, anh Tú cho biết: "Quy trình chăm sóc giun quế không khó, nhưng để đảm bảo cho giun phát triển đều, việc quan trọng đầu tiên là thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn: Cách âm, đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.
Sau khi thu gom, lắng lọc sẽ được chuyển trực tiếp tới bể ngâm ủ, xử lý axit, vi khuẩn gây hại, chất thải của lợn được bơm trực tiếp cho giun ăn. Sau 30-45 ngày thì cho thu hoạch 1 lứa.
Trung bình mỗi năm, trang trại cho sản lượng giun khoảng 10 tấn và sản lượng phân khoảng 300 tấn".
Tận dụng "chất thải" từ trang trại lợn để nuôi trùn quế sau đó sản phẩm giun và phân giun được trang trại sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, cá và chế biến thành dịch giun quế (dùng trộn thức ăn cho chăn nuôi, dùng làm phân bón lá phun cho cây trồng).
Đồng thời, bán cho các trang trại nuôi lươn và cây ăn quả trên địa bàn. Với giá 50.000 đồng/kg giun, 3.500 đồng/kg phân, mỗi năm, nguồn thu từ giun quế của trang trại lên đến 1 tỷ đồng.
Từ những mô hình nuôi trùn quế mang lại hiệu quả cao có thể thấy nuôi trùn quế - lợi ích "kép" trong sản xuất nông nghiệp.
Trùn quế hay giun quế, giun đỏ (Perionyx excavatus) là một loài giun đất được sản xuất thương mại. Loài này được bán trên thị trường vì có khả năng tạo ra bột trùn mịn để làm phân bón rất tốt.
Nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.
Những năm gần đây, từ thực tế sản xuất, có thể nói, nuôi giun quế là một trong những mô hình mang lại hiệu quả "kép". Đây là một mô hình chăn nuôi khép kín vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường do chất thải từ động, thực vật thải ra, vừa là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi, phân giun quế được xem là nguồn phân hữu cơ có lợi cho cây trồng và đất.
Đồng thời, giun quế cũng đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. Điều này đang phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ như hiện nay.
Trúc Chi (t/h)