Chị nông dân khởi nghiệp thành công với chăn nuôi trùn quế
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Thị Liên ở Hà Nội nhẹ nhàng thu lãi tiền tỷ và được nhiều người đến học cách làm giàu.
Dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng Thiếu tá Nguyễn Thị Liên quyết không nghỉ ngơi mà muốn làm nông dân giỏi tại quê hương.
Ban đầu khi bắt tay khởi nghiệp chị Liên chỉ thuần túy trồng các loại rau sạch trong vườn nhà để gia đình ăn và mang tặng người thân, hàng xóm. Nhưng thấy làm nông nghiệp sạch như vậy thì đơn giản quá, bà quyết tâm tìm hiểu các mô hình nông nghiệp sạch về chăn nuôi và nghĩ lớn đến làm trang trại. Nhưng nuôi con gì vẫn là một câu hỏi chị chưa tìm ra câu trả lời.
Một ngày tình cờ, chị Liên biết đến công hiệu của giun quế nhờ chương trình "Bạn của nhà nông" trên truyền hình những năm 2002-2005. Đặc biệt, giun quế làm thức ăn chăn nuôi sẽ giúp vật nuôi gần như không nhiễm bất cứ loại bệnh nào, chất lượng thịt tốt, có thể bán được giá cao ra thị trường.
Nhận thấy tiềm năng từ mô hình nông nghiệp này, chị Liên quyết định bán nhà ở huyện Đông Anh và mua đất làm trang trại nuôi giun quế tại huyện Sóc Sơn với diện tích ban đầu 1.300m2, hiện nay là 2.000m2. Kể từ khi bắt tay làm chị không ngần ngại đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng mô hình trang trại nuôi lợn sạch với thức ăn là giun quế. Hai trang trại tạo ra một vòng tuần hoàn: Giun quế cho lợn ăn – phân lợn nuôi giun quế - phân giun mang bón cây trồng.
Đến nay sau gần 20 năm khởi nghiệp làm giàu từ giun quế, chị Liên không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn giúp đỡ các gia đình khó khăn, có sáng kiến hữu ích cho cộng đồng.
Nhiều năm qua, trang trại giun quế của chị Nguyễn Thị Liên là điểm thu mua phân gia súc, gia cầm cho bà con không chỉ trong thôn mà trên địa bàn các xã Phú Cường, Phú Minh, Mai Đình… Nghe khá lạ lẫm, nhưng đây lại là nguồn nguyên liệu chính phục vụ việc nuôi giun quế làm thức ăn cho cho gia súc, gia cầm.
Đặc biệt với cách làm này, mỗi tháng, trang trại của nông dân giỏi Nguyễn Thị Liên cung ứng cho thị trường toàn miền Bắc khoảng 1 tấn giun giống, 100kg giun khô.
Sau nhiều năm vất vả đầu tư đến nay, tổng doanh thu hàng năm từ trang trại giun quế của chị Liên đạt khoảng 2 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, trang trại giun quế của chị Liên còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động địa phương. Nhiều bà con cũng có thêm thu nhập trực tiếp từ việc bán phân gia súc, gia cầm cho trại giun quế, đồng thời giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Chia sẻ về bí quyết làm giàu từ loài vật ăn chất thải với Hà Nội Mới, chị Liên cho biết, mục đích nuôi giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, việc nuôi giun quế cũng đơn giản, ta có thể nuôi trong chum, chậu, những bể nước không còn sử dụng, và nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon.
Không chỉ khởi nghiệp thành công nhờ nuôi trùn quế, nông dân Nguyễn Thị Liên còn làm trang trại nuôi lợn, nuôi gà. Tận dụng những gì vốn có chị nuôi lợn nuôi bằng giun quế. Nhờ phương pháp độc đáo này đàn lợn nhà chị có sức đề kháng rất tốt, ít bị bệnh tật và mùi thịt rất thơm, ngon. Nổi bật đàn lợn thương phẩm của gia đình chị Liên khoảng 300 con cung ứng cho các đơn vị kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội trên dưới 1.000kg thịt lợn mỗi tuần. Hàng chục lợn nái được nuôi tại trang trại cũng giúp chị Liên đảm bảo được nguồn cung giống tại chỗ.
Điều đáng nói chị không chỉ cho lợn ăn thực phẩm "độc đáo" mà còn cho lợn nghe nhạc Pháp, dòng nhạc có giai điệu rất tuyệt vời, êm ái, sâu lắng…
Sau nhiều năm cố gắng làm giàu nông dân Nguyễn Thị Liên được nhận: Danh hiệu "Người tốt, việc tốt" năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội; bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2021; bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2021; bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội năm 2022; Danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2022 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội..., theo Quân Đội Nhân Dân.
Gợi ý cách khởi nghiệp làm giàu từ trùn quế
1. Kỹ thuật làm trang trại
- Nơi thoáng mát: Trước khi làm trang trại bà con nông dân phải nắm bắt được kỹ thuật. Đầu tiên phải nghiên cứu xem vùng đất dự định làm trại nuôi không bị ngập nước vào mùa mưa, những nơi bị ngập úng tuyệt đối không nên làm trại vì giun sẽ bị chết hoặc di chuyển đến những nơi khác.
Theo Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng, muốn giun phát triển nhanh cần xây dựng trang trại ở nơi thoáng mát. Nếu có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây công nghiệp, cây ăn quả thì càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng.
- Kích thước phù hợp: Tuỳ theo diện tích đất mà thiết kế chuồng cho hợp lý, tuy nhiên thông thường xây chuồng theo các quy mô sau:
+ Diện tích 100m2: Ngang: 5m; dài: 20m; cao: 0,4m (luống); 2,5m (chuồng).
+ Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: Xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: Lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.
+Diện tích 200-300m2: Ngang: 10m, dài: 20-30m, cao: 0,4m (luống)- 3,2m (chuồng).
2. Chọn giống giun quế
- Giống: Giun quế là loại giun phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.
- Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian sinh sống, là nơi trú ẩn cho giun yêu cầu đất phải đạt các yếu tố sau: Tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... hoặc dùng phân bò để nuôi giun.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC - 28oC.
- Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể gi Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.
- Quan sát ánh Nắng: Giun rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng.
- Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học trên gây bất lợi cho giun, chuồng trại.
3. Cách chăn nuôi trùn quế đạt năng suất cao
- Cách cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì nên cho giun ăn, lượng thức ăn là phân bò mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén giun bị thối, nên cho ăn theo cụm); Sau đó sẽ tiếp tục cho giun ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản.
- Cách thu hoạch: Thông thường có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho giun ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống. Chú ý rằng lớp phân giun bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối và giun sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén. Đối với việc nuôi giun vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, nên áp dụng hình thức thu hoạch "cuốn chiếu".
Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chưa làm chuồng mới để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm nhưthu_hoach sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre để chắn giữ lại, dùng cọc tre để gin giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như s ữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, giun ngửi được mùi thức ăn mới và chui qua phần chuồng cũ để sống.
Lưu ý: Sau 2 tháng nuôi thì thu hoạch, năng suất đạt 8-10kg/m2/tháng.
Giun quế vừa là thức ăn giàu đạm cho vật nuôi, phân giun lại là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, có tác dụng chống hạn, cải tạo đất.
Đánh giá về triển vọng mô hình khởi nghiệp nuôi giun quế, chuyên gia nông nghiệp hữu cơ Lê Phong Hải – Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn giải pháp công nghệ Biotech chia sẻ với báo Nghệ An: "Tận dụng các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi giun quế vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa chủ động được nguồn phân bón chất lượng cao, nguồn thức ăn giàu đạm trong chăn nuôi, vừa tiết kiệm được chi phí, đồng thời phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ và chiến lược phát triển nông nghiệp dài hạn".
Trúc Chi (t/h)