Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi cá rô phi, anh Phạm Văn Phong ở Bà Rịa-Vũng Tàu thu về khoảng 9 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi 3,3 tỷ đồng/năm. Điều đáng nói là toàn bộ cá sau khi thu hoạch đều được xuất bán sang thị trường Mỹ.
Loại cá này quen thuộc được nhiều trang trại nuôi. Nhưng để xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ ít người bắt được cơ hội.
![Nuôi loài vật chỉ ăn "nhì nhằng", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 9 tỷ đồng- Ảnh 1. Nuôi loài vật chỉ ăn "nhì nhằng", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 9 tỷ đồng- Ảnh 1.](https://nguoiduatin.mediacdn.vn/thumb_w/640/84137818385850368/2025/2/11/nuoi-con-vat-nhi-nhang-anh-nong-dan-nhe-nhang-kien-9-ty-1739266094275291619578.png)
Anh nông dân nuôi cá rô chi phí đầu tư không cao nhưng biết cách lãi cao. Ảnh: Báo Dân Việt.
Với đặc tính là loại cá dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư không cao, mô hình nuôi cá rô phi Philippines đang mang lại hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh Phong.
Trước khi bắt tay nuôi loại cá mang lại thu nhập cao như hiện tại, gia đình anh Phong đã nắm bắt cơ hội từ khi huyện có chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang các hình thức canh tác khác, vợ chồng anh bàn nhau rồi quyết định đào ao thả cá rô phi trên diện tích ao nuôi rộng 11ha.
Thưở ban đầu khởi nhiệp với chăn nuôi, anh Phong chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên cá chậm lớn, đầu to, ít thịt, thường xuyên mắc bệnh. Khoảng năm 2013, anh nông dân này tìm hiểu về giống cá rô phi Philippines và bắt đầu chuyển sang nuôi loài cá này.
Theo anh nông dân này, đây là giống cá nhập ngoại, thịt cá dày, không có xương giăm, chất lượng thơm ngon. So với cá rô phi thông thường, giống cá Philippines có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn và thị trường tiêu thụ tốt.
Sau thời gian miệt mài chăm chỉ, gia đình anh bắt đầu từ... với 11 ao nuôi và 2 ao giống, mỗi lần gia đình anh thả khoảng 20.000 con giống, sau 5 tháng nuôi, cá đạt trong lượng 1,3 kg/con, có thể xuất bán. Với hình thức nuôi gối đầu, một năm anh Phong có thể nuôi được khoảng 8 lứa, năng suất đạt 300 tấn/năm.
Nói thêm về kinh nghiệm nuôi cá rô phi, anh Phong cho biết, giống cá Philippines rất dễ nuôi, không tốn thời gian chăm sóc. Để có tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, phải làm tốt quá trình xử lý môi trường ao nuôi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ao nuôi được thay nước định kỳ 1 tháng/lần. Đặc biệt, sau mỗi một chu kỳ nuôi, anh Phong tiến hành phơi đáy, khử trùng bằng vôi bột và xử lý nước qua túi lọc, tiến hành diệt tạp… để bảo đảm môi trường nước ở lứa cá tiếp theo, tránh mầm bệnh gây hại.
Tiết lộ với Dân Việt ông Bùi Đức Viễn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Hiệp cho biết: Qua mô hình nuôi cá rô phi tại địa phương, có thể thấy rõ hiệu quả từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên về lâu dài, nếu nông dân muốn nhân rộng mô hình này thì cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm.
Trong thời gian qua, phong trào nuôi cá rô phi có nhiều trở ngại mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa nắm được kỹ thuật nuôi loại cá này. Sở Phát triển và Nông thôn Tp.Hà Nội đã chia sẻ về quy trình kỹ thuật nuôi cá rô cho bà con nông dân.
![Nuôi loài vật chỉ ăn "nhì nhằng", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 9 tỷ đồng- Ảnh 3. Nuôi loài vật chỉ ăn "nhì nhằng", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 9 tỷ đồng- Ảnh 3.](https://nguoiduatin.mediacdn.vn/thumb_w/640/84137818385850368/2025/2/11/nuoi-con-vat-nhi-nhang-anh-nong-dan-nhe-nhang-kien-9-ty-9-17392660942651150309535.png)
Trước khi thả cá, nên dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.
- Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.
- Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 - 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn.
Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi.
Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.
Trúc Chi (t/h)