Xe tự lái "made in Vietnam"
Xe tự lái đang được phát triển và thử nghiệm tại nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam, loại xe này vẫn còn khá xa lạ. Theo đánh giá của các chuyên gia, còn nhiều vấn đề liên quan tới an toàn cũng như kỹ thuật và hạ tầng giao thông để chiếc xe tự lái có thể chạy ở ngoài đường tại Việt Nam.
Ông Đinh Đức Hiệp, Giám đốc Sản xuất của FPT Global Automotive, cho biết, tương lai có thể có xe “Made in Việt Nam”. Công ty này đang mua một khung xe về và lập trình lại để thêm một số tính năng. Mục tiêu là trước mắt tháng 10 tới có thể ra mắt một mẫu xe.
Tuy nhiên, theo ông Hiệp, chiếc xe này không thể chạy ở ngoài đường mà chỉ được đi trong khuôn viên của công ty.
Liên quan vấn đề kỹ thuật, ông Sebastien Eskenazi, chuyên gia thị giác máy tính, cho biết, có 5 cấp độ tự động của xe: Adas, tự động trên dường, hoàn toàn tự động,... Mục tiêu mà công ty này đưa ra là đạt được mức độ tự động vào cấp 5 vào năm 2020. Hiện độ chính xác của hệ thống là 90%, phải là 95% mới là phù hợp cho mức độ an toàn
“Để lái tự động hoàn toàn thì phải 5 năm nữa, vì chẳng may sự cố xảy ra trách nhiệm thuộc về ai, công ty sản xuất ô tô hay người lái? Hy vọng biết đâu đó sẽ có một cái xe ở Việt Nam”, ông nói.Liên quan vấn đề kỹ thuật, ông Sebastien Eskenazi, chuyên gia thị giác máy tính, cho biết, có 5 cấp độ tự động của xe: Adas, tự động trên dường, hoàn toàn tự động,... Mục tiêu mà công ty này đưa ra là đạt được mức độ tự động vào cấp 5 vào năm 2020. Hiện độ chính xác của hệ thống là 90%, phải là 95% mới là phù hợp cho mức độ an toàn.
Đánh giá về tương lai ngành công nghiệp ô tô, ông Đinh Đức Hiệp nhận định, ngành công nghiệp ô tô sẽ chuyển dần từ cơ khí sang phần mềm. Theo ông Hiệp, hơn 90% những cải tiến, sáng tạo trong các dòng xe đời mới đều xuất phát từ phần mềm. Khung xe, hệ thống cơ khí, động cơ đốt trong chắc chắn không thay đổi nhiều nhưng những tính năng mới, giá trị mới mang lại cho người dùng sẽ đến từ những hệ thống phần mềm để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Chiếm tới 25% thị phần năm 2035
Các hãng ô tô đang đầu tư rất mạnh cho xe không người lái. Tesla dự kiến sẽ cho ra mắt xe không người lái vào năm 2018. Toyota đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển trí thông minh nhân tạo trên dòng xe của mình, với mục tiêu đưa xe tự lái vào đời thực năm 2020.
Đối với việc phát triển xe không người lái và xe điện thì phần mềm đóng vai trò quan trọng nhất, được ví như não bộ, đảm bảo cho xe vận hành. Một chiếc xe hiện đại được điều khiển bởi 40 tới 100 hệ thống nhúng. 90% sáng tạo của xe hơi hiện nằm ở phần mềm. 100% xe sẽ kết nối với Cloud.
Với xu hướng này, xe không người lái không còn là lãnh địa bất khả xâm phạm của Ford, Daimler, Toyota, Nissan... mà dần dịch chuyển thành lãnh địa của các công ty phần mềm. Các công ty công nghệ không hề có lịch sử, kinh nghiệm về ô tô như Google, Tesla, Uber, Lyft, Apple, Baidu... và cả FPT Software đều đứng trước cơ hội rất lớn trong lĩnh vực này.
Một số giải pháp được đưa vào ứng dụng trong một số dòng xe sang của các hãng hàng đầu tại Nhật Bản, châu Âu. Năm 2016, công ty đã thành lập một đơn vị chuyên nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực ô tô với quy mô hơn 1.000 người.
Tính đến thời điểm này, 150 dự án liên quan đến công nghệ ô tô cho các khách hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ đã và đang triển khai. Công ty kỳ vọng, mảng giải pháp công nghệ ô tô sẽ đạt doanh số 200 triệu USD vào năm 2020 và quy mô nhân lực đạt 8.000 người.
Theo dự báo của Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG), doanh thu của thị trường xe không người lái sẽ đạt khoảng 42 tỷ USD vào năm 2025 và con số này vào năm 2035 sẽ là 77 triệu USD. Những chiếc xe không người lái có thể chiếm tới 25% lượng ôtô bán ra trên toàn cầu vào năm 2035.
Theo Vietnamnet