Cách đây không lâu, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn tất những thủ tục còn lại để sang nhượng chiếc trực thăng EC 135P2i cho Công ty VinaCopter của Hong Kong. Điều này đồng nghĩa, nhà tài phiệt này đã không còn sở hữu một chiếc máy bay riêng nào nữa cả. Thông thông tin từ nhà chức trách hàng không, hiện Việt Nam chỉ có duy nhất ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL sở hữu máy bay riêng, đó là chiếc Beechcraft King Air 350.
Bầu Đức chuẩn bị mua Legaxy 600.
Beechcraft King Air 350 là chiếc máy bay mà đã bỏ ra 7 triệu bảng để mua về cách đây đã 6 năm, nó mang ố seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6 - 60 A (Canada). Đây là loại máy bay phản lực cánh quạt hai động cơ loại nhỏ, do hãng Beech Aircraft Corporation Mỹ chế tạo. Loại máy bay dài hơn 10m và sải cánh hơn 15m này có từ một đến hai phi công, chở tối đa 11 người. Nó có thể bay liên tục 3.500 km với tốc độ nhanh nhất đạt 583 km/h.
Chiếc Beechcraft King Air 350 chỉ có thể mang theo hơn 500 lít nhiên liệu và bay trong tầm bay 3.500km nên đã phải bay men theo bờ biển qua nhiều điểm dừng trước khi về VN. Từ sân bay Mena, bang Arkansas (Mỹ) chiếc máy bay của bầu Đức phải bay lên Alaska, xuống Hawaii, đến Nhật Bản, Đài Loan rồi về Việt Nam trong ngày 14/5/2008 với viên phi công người Mỹ do Công ty Dịch vụ bay miền Nam (Vasco) thuê.
Chiếc King Air 350 sử dụng xăng Jetgas dùng cho máy bay phản lực. Loại xăng này ở trong nước có giá khoảng 500 - 600 USD/tấn. Tại nhiều quốc gia, nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không nói chung và xăng Jetgas nói riêng là mặt hàng chịu thuế đặc biệt so với các loại nhiên liệu khác. Chi phí đào tạo phi công cũng khá cao. Tuy nhiên, khi mua chiếc Beechcraft King Air 350 này phía bên bán chịu chi phí chuyển loại (huấn luyện) phi công cho phù hợp là 45.000 USD.